Thực trạng về điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 68 - 73)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

2.2.3. Thực trạng về điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động

Ngành than là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, chiến lược phát triển Ngành than đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bồi dưỡng nguồn nhân lực, quan tâm đến điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân được cải thiện và đổi mới không ngừng so với những năm trước đây. Các doanh nghiệp than cũng xác định con người chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng cao và bền vững trong sản xuất kinh doanh than, do đó rất chú trọng chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Về điều kiện hầm lò, nhà xưởng...chất lượng được cải thiện và đảm bảo điều kiện thống, đủ khơng khí, cơng nhân đi lại dễ dàng. Các doanh nghiệp than đầu tư và đổi mới thiết bị, công nghệ chống ồn, hút bụi nhằm đảm bảo tối đa môi trường làm việc cho công nhân. Đặc biệt, mơi trường lao động trong hầm lị, nơi chứa đựng nhiều nguy cơ tai nạn cao, ô nhiễm và độc hại đối với công nhân, các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới nhằm giảm thiểu nguy cơ cho người lao động. Vì thế các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng giảm đáng kể. Lao động khai thác lò vẫn tiếp tục thu hút người lao động, mặc dù đây là khâu nặng nhọc nhất trong quá trình sản xuất chế biến than.

Đối với người lao động nữ, doanh nghiệp cũng dành sự ưu tiên quan tâm hơn, như xây nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, có bộ phận chuyên phục vụ giặt là quần áo BHLĐ. Nhưng vẫn còn một số bất cập như nhà vệ sinh q xa nơi làm việc, hoặc ít phịng dẫn đến chị em phải mất thời gian chờ đợi, vấn đề nước sạch chưa đảm bảo...cần phải khắc phục.

Tuy nhiên, mức độ đầu tư công nghệ ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, nên mức độ cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo vệ sinh an toàn cho người lao động cũng khác nhau. Ở các doanh nghiệp chậm đổi mới về trang thiết bị và đầu tư cơng nghệ thì số vụ tai nạn lao động còn cao, các phương tiện BHLĐ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho người lao động, nên tình trạng người lao động do chịu thiệt thịi qua lớn về chế độ làm việc và không đảm bảo an tồn đã bỏ việc, gây khó khăn khơng nhỏ cho doanh nghiệp trong việc sử dụng ổn định lực lượng lao động.

Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam có trên 57 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với trên 122.000 CNVC, LĐ. Trong những năm gần đây (2005-2009) Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh đặc biệt là sản xuất than, năm 2005 khai thác 34.5 triệu tấn than nguyên khai; năm 2006 khai thác 37 triệu tấn than nguyên khai; năm 2007 khai thác 41 triệu tấn than nguyên khai; năm 2008 khai thác 43 triệu tấn than nguyên khai; năm 2009 ước đạt 45 triệu tấn than ngun khai, cơng nhgệ khai thác có sự đổi mới nhanh chóng các mỏ mới được đầu tư đồng bộ có tính cơ giới hố cao. Sản xuất than là một ngành nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm do vậy cùng với sự tăng trưởng về mọi mặt của TKV, tai nạn lao động trong sản xuất vẫn xảy ra nhiều.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh xảy ra gần 300 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) các loại, làm hơn 400 người bị nạn, trong đó bình qn mỗi năm xảy ra 31-41 vụ TNLĐ chết người làm bình quân 41-56 người chết và gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng/năm (Chưa kể phải đầu tư khôi phục

sản xuất). Riêng năm 2008, trên địa bàn Tỉnh đã xảy ra 350 vụ TNLĐ, trong

đó có 31 vụ TNLĐ chết người và làm chết 41 người. Theo thống kê về các vụ TNLĐ chết người, từ năm 2005 đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 163 vụ TNLĐ chết người, làm chết 210 người, bị thương hàng trăm người khác, riêng ngành sản xuất than xẩy ra 129 vụ, làm chết 174 người [43, tr.3].

Như vậy, ngành than vẫn xảy ra nhiều tai nạn lao động, chiếm 78% số vụ tai nạn trên toàn tỉnh. Tai nạn do sâp, nổ lò chiếm trên 35%, tai nạn do vận

hành phương tiện chiếm trên 26%. Để khắc phục tình trạng trên, ngành than có chiến lược đầu tư, đổi mới cơng nghệ, đưa máy móc hiện đại, chun mơn hóa vào sản xuất như băng tải, máng cào, máy đào lị, máy khấu, thủy lực hóa chống giữ lị...Bên cạnh đã, các doanh nghiệp than tăng cường đầu tư các điều kiện cải thiện việc làm và chăm lo phúc lợi công cộng cho công nhân. Như vấn đề nhà ở của công nhân, so với năm 2007, năm 2008 số cơng nhân có nhu cầu nhà ở tăng 21,8%, chủ yếu là số lao động trẻ, mới vào làm việc, nhưng nhà ở chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu của người lao động. Như vậy, sự tăng trưởng nhanh về lao động trở thành vấn đề lớn trong công tác chăm lo đời sống, tạo điều kiện tốt làm việc cho người lao động [43, tr. 7].

Ngành sản xuất than ở Quảng Ninh là ngành có số lượng lao động lớn, là ngành than sản xuất nặng nhọc, độc hại có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ và sự cố nghiêm trọng cho người và thiết bị. An toàn lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh rất được quan tâm theo chỉ đạo chung của TKV và cố gắng cao của các doanh nghiệp, nên kết quả chung về số vụ TNLĐ người chết vì tai nạn lao động có xu hướng giảm, thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số vụ và số người chết vì tai nạn lao động

Năm Số vụ TNLĐ chết người trong tỉnh Số người chết do TNLĐ trong toàn tỉnh Số vụ TNLĐ chết người trong ngành SX than Số người chết do TNLĐ trong ngành SX than 2005 34 42 26 34 2006 41 59 33 50 2007 34 42 28 36 2008 31 41 25 34 2009 23 26 17 20 Cộng 163 210 129 174

Nguồn: Các báo cáo cơng tác an tồn BHLĐ của Cơng đồn TKV & Liên đoàn lao tỉnh Quảng Ninh.

Số vụ TNLĐ chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất than, bình quân chiếm tới 76% đến 81% số vụ và 81% đến 83% số người bị chết do TNLĐ so với toàn tỉnh hàng năm. Nếu so với sản lượng than thì năm 2005 số vụ TNLĐ

chết người là 0.76 vụ/1 triệu tấn than, số người chết là 1 người/1 triệu tấn than; năm 2006 số vụ TNLĐ chết người là 0.89 vụ/1 triệu tấn than, số người chết là 1,35 người/1 triệu tấn than; năm 2007 số vụ TNLĐ chết người là 0.68 vụ/1 triệu tấn than, số người chết là 0,88 người/1 triệu tấn than; năm 2008 số vụ TNLĐ chết người là 0.58 vụ/1 triệu tấn than, số người chết là 0.79 người/1 triệu tấn than [45, tr.4].

Số liệu trên khẳng định cùng với sự tăng trưởng về mọi mặt và sự tăng cường có hiệu quả về cơng tác an tồn lao động thì TNLĐ những năm gần đây đã giảm, góp phần vào sự phát triển bền vững và ổn định của ngành than.

Các vụ tai nạn chết người nói trên, có nguyên nhân như sau:

*Nguyên nhân trực tiếp:

- Do trình độ, kinh nghiệm của cơng nhân cịn hạn chế, thiếu thận trọng trong thao tác, chủ quan, vi phạm quy trình, quy định kỹ thuật an tồn, sự phối hợp cơng việc trong nhóm thợ chưa tốt đã dẫn đến tai nạn cho bản thân và đồng đội;

- Do công tác quản lý tổ chức điều hành sản xuất, chỉ đạo thi công của cán bộ công trường, phân xưởng chưa đầy đủ theo đúng thiết kế, hộ chiếu, quy trình kỹ thuật; bố trí lao động, phân cơng cơng việc khơng cụ thể, thiếu biện pháp kỹ thuật an tồn; tổ chức, sắp xếp nơi khơng khoa học.

- Do trình độ của cán bộ cịn hạn chế, khơng phát hiện được nguy cơ mất an toàn để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phịng tránh tai nạn lao động; cơng tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành nội quy, quy trình, quy định cho cơng nhân khơng hiệu quả;

- Do chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cán bộ phòng ban, lãnh đạo đơn vị chưa đảm bảo; xử lý vi phạm không cương quyết.

- Do điều kiện sản xuất, điều kiện địa chất biến động thay đổi.

- Nhận thức về ý thức và trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp chưa đồng đều và cịn yếu nên cơng tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) chưa được quan tâm đúng mức: Xem nhẹ cơng tác an tồn lao động, né tránh hoặc đầu tư trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, điều kiện làm việc cho người lao động chưa tương xứng với quy mô sản xuất.

- Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các qui định pháp luật về an toàn lao động ở một số đơn vị cịn yếu, chưa thường xun, có chỗ có nơi cịn mang tính hình thức (nhất là ở các phân xưởng, tổ sản xuất) làm cho người lao động chưa nhận thức đầy đủ về công tác ATVSLĐ nên thiếu ý thức tự bảo vệ.

- Hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, tự kiểm tra về an toàn lao động cịn hạn chế, mang tính hình thức. Cơng tác kiểm tra thiếu sâu sát, nghiệp vụ kém nên không phát hiện được các vi phạm hoặc có nhưng xử lý chưa được nghiêm túc, thiếu kiên quyết.

- Công tác đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư cải tạo mỏ, mở mỏ mới chưa tương xứng với việc tăng trưởng về sản lượng và lập kế hoạch khai thác hàng năm của ngành than.

- Một số chủ doanh nghiệp chưa sâu sát trong quản lý lao động và thực hiện các qui định an tồn lao động, cịn hiện tượng cán bộ lãnh đạo chỉ huy sản xuất ở một số cơng ty, xí nghiệp, công trường, phân xưởng vi phạm các qui định về quản lý kỹ thuật, lao động, và quản lý an toàn lao động.

- Người lao động chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy phạm an tồn, chưa ý thức được mức độ nguy hiểm trong khi làm việc, chủ quan, tuỳ tiện trong thao tác, làm việc

- Công tác quản lý nhà nước về an tồn lao động tuy có nhiều cố gắng song cịn một số mặt yếu, thiếu sự quan tâm thường xuyên của cấp uỷ chính quyền một số địa phương, ngành quản lý kinh tế, hoạt động nhà nước về cơng tác an tồn lao động mới chỉ tập trung ở một số ngành như Lao động, Công thương, Công an, Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân, Liên đoàn Lao động.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w