Phân định biển giữa Việt Nam Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 55)

Nguồn: Kringsak Kittichaisree, Luật biển và phân định biển biên giới biển trong vùng Đông Nam á, Oxford University Press,

1.2.1. Phân định biển giữa Việt Nam Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá

tác nghề cá

Tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ đã làm ảnh h-ởng không tốt tới quan hệ hai n-ớc Việt - Trung, đồng thời cịn ảnh h-ởng tới mơi tr-ờng hồ bình ổn định trong khu vực cũng nh- trên thế giới. Do đó, hai n-ớc đều có nhu cầu tiến hành đàm phán để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt đ-ợc hai mục tiêu cơ bản và lâu dài:

Một là, xác định đ-ờng phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa giữa hai n-ớc láng giềng.

Hai là, việc giải quyết vấn đề này sẽ tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lịng tin, tăng c-ờng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà n-ớc.

Do những yếu tố lịch sử và địa lý, Việt Nam có vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ với Trung Quốc cần giải quyết: Vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống đ-ờng biên giới quốc gia rõ ràng nhằm tạo ra môi tr-ờng xung quanh ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất n-ớc, cùng với việc giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ với các quốc gia láng giềng khác, lãnh đạo Đảng và Nhà Việt Nam đã xác định cần sớm giải quyết ba vấn đề biên giới lãnh thổ nói trên với Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã giải quyết xong 2/3 vấn đề với Trung Quốc đó là chúng ta đã hồn thành việc cắm mốc biên giới trên bộ và phân định vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ chỉ còn lại vấn đề BĐ là ch-a giải quyết xong.

Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn ở Đơng Nam á và thế giới, có diện tích khoảng 126.250 km2 (t-ơng đ-ơng với 36.000 hải lý vng)(*). Đó là vịnh nửa kín do bờ

(*) Vịnh Bắc Bộ có chiều ngang rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý). Bờ Vịnh Bắc Bộ thuộc 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 763 km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài khoảng 695 km. Vịnh có hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam với

biển của hai n-ớc Việt Nam và Trung Quốc bao bọc, là hai quốc gia thành viên Cơng -ớc 1982, có nghĩa vụ hợp tác với nhau.

Vịnh có vị trí chiến l-ợc quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng - an ninh. Vịnh cũng là nơi chứa đựng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Về hải sản đại bộ phận các ng- tr-ờng chính là nằm gần bờ biển Việt Nam và tây Nam đảo Bạch Long Vỹ. Đồng thời, nhiều dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất d-ới đáy biển của Vịnh cịn có trữ l-ợng về dầu mỏ và khí đốt đáng kể. Hơn nữa, đối với Việt Nam, Vịnh là cửa ngõ giao l-u từ lâu đời của Việt Nam ra thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, th-ơng mại và quốc phòng của n-ớc ta. Đối với Trung Quốc, Vịnh cũng có vị trí quan trọng vì những tiềm năng sẵn có của nó vừa là cửa ngõ thơng th-ơng của Trung Quốc ra bên ngồi. Chính vì vậy, cả hai n-ớc đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác Vịnh trên ngun tắc hồ bình và đơi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, trong lịch sử từ tr-ớc đến nay, biên giới của hai n-ớc Việt - Trung trong Vịnh Bắc Bộ ch-a từng đ-ợc phân định rõ ràng bằng một hiệp định riêng biệt cụ thể. Các cuộc đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ năm 1974 (ngày 15 tháng 8 năm 1974 - ngày 22 tháng 11 năm 1974) và năm 1977 - 1978 (tháng 10 năm 1977 - tháng 6 năm 1978) không đi đến kết quả vì lập tr-ờng của hai bên cách xa nhau. Việt Nam đề nghị có thể kéo dài đ-ờng kinh tuyến 1080

03'13"E đã đ-ợc quy định trong Công -ớc hoạch định biên giới Pháp - Thanh năm 1887 làm đ-ờng biên giới biển trong Vịnh, chế độ pháp lý của Vịnh theo chế độ nội thuỷ. Phía Trung Quốc yêu cầu coi Vịnh Bắc Bộ là Vịnh chung của hai n-ớc và hai bên cần đàm phán giải quyết hoạch định biên giới biển giữa hai n-ớc trong Vịnh.

Sau khi bình th-ờng hoá quan hệ năm 1991, ngày 19 tháng 10 năm 1993, hai n-ớc đã ký "thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", trong đó quy định: "Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc cơng bằng và tính đến mọi hồn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp

bề rộng khoảng 35,2 km (19 hải lý) và cửa chính của Vịnh từ đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) tới đảo Hải Châu (Trung Quốc) rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý). Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2300 đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía Đơng Bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.

công bằng" Việt Nam đã đề nghị lấy Công -ớc 1982 làm cơ sở pháp lý để phân định Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, phải tới năm 1996, khi cả hai n-ớc đã là thành viên chính thức của Công -ớc 1982(*), Công -ớc mới thực sự trở thành cơ sở pháp lý chung của hai n-ớc trong giải quyết các vấn đề liên quan đến Vịnh Bắc Bộ.

Trong vòng 10 năm (1991 - 2000), đàm phán giữa hai n-ớc về phân định Vịnh Bắc Bộ đã tiến hành ba vịng cấp chính phủ, ba cuộc gặp khơng chính thức cấp tr-ởng đồn đàm phán cấp chính phủ, 18 vịng cấp chun viên nhóm cơng tác liên hợp, chín vịng họp khơng chính thức tổ chuyên viên liên hợp, 10 vòng tổ chuyên gia đo vẽ phục vụ phân định và xây dựng Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ và một số cuộc gặp khác.

Trong quá trình đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã cân nhắc, xem xét nhiều vấn đề nh-: phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đ-ờng cửa Vịnh Bắc Bộ và phạm vi phân định, các hoàn cảnh khách quan của Vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên, các lợi ích thực chất gắn với nội dung phân định nh-: diện tích vùng biển phân định đ-ợc h-ởng (hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có), quyền chủ quyền đối với tài nguyên dầu khí, hải sản, chế độ đi lại trên biển và sông biên giới. Các vấn đề này liên quan trực tiếp tới hai yếu tố chính là tỷ lệ phân chia diện tích tổng thể Vịnh Bắc Bộ và vai trò của đảo Bạch Long Vỹ.

Việt Nam đ-a ra quan điểm là cần phải căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàn cảnh khách quan của Vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, không phải là tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với "chia đôi". Việt Nam đề nghị dùng ph-ơng pháp đ-ờng trung tuyến có điều chỉnh. Ph-ơng pháp này, nh- trên đã trình bày là phổ biến trong thực tiễn quốc tế, phù hợp với Công -ớc 1982. Theo ph-ơng pháp này, một đ-ờng trung tuyến ban đầu đã đ-ợc vạch ra có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vỹ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm của mỗi bên.

Căn cứ vào Công -ớc 1982, các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế đ-ợc công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua th-ơng l-ợng hữu nghị hai bên đã thống nhất ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25 tháng 12 năm 2000, Hiệp định bao gồm những nội dung cơ bản sau:

(*) Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Trung Quốc vào ngày 15 tháng 6 năm 1996.

Hai bên đã nhất trí xác định đ-ờng đóng cửa sơng Bắc Ln là đ-ờng nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai n-ớc, tại ngấn n-ớc triều thấp nhất.

Hai bên cũng đã xác định phạm vi phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong hiệp định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín đ-ợc bao bọc ở phía bắc là bờ biển lãnh thổ đất liền của hai n-ớc Việt Nam và Trung Quốc, phía đơng là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía tây là bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía nam là đoạn đ-ờng thẳng nối liền từ điểm nhơ ra nhất của mép ngồi cùng của mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam của Trung Quốc có toạ độ địa lý 180

30'19"N, 1080

41'17"E, qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có toạ độ địa lý là 160

57'40"N, 1070

08'42"E.

Hai bên đồng ý đ-ờng phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai n-ớc trong Vịnh Bắc Bộ đ-ợc xác định bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Đ-ờng phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của hiệp định là biên giới lãnh hải của hai n-ớc trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đ-ờng biên giới lãnh hải của hai n-ớc phân định vùng trời đáy biển và lòng đất d-ới đáy biển của lãnh hải hai n-ớc. Đ-ờng phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là đ-ờng ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai n-ớc trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ đ-ợc xác định theo hiệp định.

Hơn hết, hai bên đồng ý dành cho Bạch Long Vỹ hiệu lực 15 hải lý tính từ điểm nhơ ra nhất của đảo về phía đơng và đảo Cồn Cỏ đ-ợc tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nh- vậy, đảo Bạch Long Vỹ đ-ợc h-ởng 25% hiệu lực trong phân định. Đảo đã mang lại thêm cho Việt Nam 300 km2 vùng biển xung quanh.

Hai bên đã cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến việc giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ đ-ợc giải quyết một cách hồ bình, hữu nghị thơng qua th-ơng l-ợng.

Trong tr-ờng hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ khác nằm vắt ngang đ-ờng phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp th-ơng hữu nghị để đạt đ-ợc thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khống sản nói trên cũng nh- việc phân chia cơng bằng lợi ích thu đ-ợc từ việc khai thác. Việc phân định Vịnh Bắc

Bộ hai n-ớc theo hiệp định này không ảnh h-ởng hoặc ph-ơng hại đến lập tr-ờng của mỗi bên đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật biển.

Qua hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã cho chúng ta thấy rằng đ-ờng phân định đã dành cho Việt Nam phần diện tích lớn hơn Trung Quốc khoảng 8.205 km2 (tỷ lệ 53,23/46,77). Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định và tiến hành đánh giá tỷ lệ giữa bờ biển của hai n-ớc (1,1/1) với tỷ lệ diện tích đ-ợc h-ởng 1,135/1), có thể nhận thấy rằng đ-ờng phân định trong Vịnh Bắc Bộ đã mang lại một kết quả cơng bằng và có thể chấp nhận đ-ợc.

Nh- vậy, chúng ta ký hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc đã tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý biên giới, lãnh thổ, thực hiện mục tiêu là xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hồ bình, hữu nghị, ổn định lâu dài và tạo động lực thúc đẩy, tăng c-ờng quan hệ hai n-ớc. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã xác định trọn vẹn đ-ờng biên giới lãnh hải giữa ta và Trung Quốc ở khu vực ngồi cửa sơng Bắc Luân, phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai n-ớc ở Vịnh. Sự kiện này cũng diễn ra vào đỉnh điểm tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung kể từ khi bình th-ờng hố quan hệ năm 1991 đến nay. Nhân dân ta đón nhận việc ký kết hai hiệp định trên nh- một thành công lớn của hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà n-ớc ta trong năm 2000, coi đó là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng c-ờng, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng nh- trong việc duy trì, củng cố hồ bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Hai bên cũng tiến hành đàm phán về nghề cá song song và độc lập với đàm phán phân định. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2000 với sáu vòng đàm phán, hai bên đồng ý thiết lập một vùng đánh cá chung nằm d-ới vĩ tuyến 200N và có bề rộng 28 - 30,5 hải lý tính từ đ-ờng phân định ra hai bên. vùng đánh cá chung có tổng diện tích là 33.500 km2

, chiếm khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Thời hạn vùng đánh cá chung có hiệu lực là 12 năm và ba năm mặc nhiên gia hạn. Hết thời hạn này, hai bên có thể tiếp tục hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ thông qua hiệp th-ơng hữu nghị. Để điều hành hoạt động đánh cá chung, ủy ban Liên hợp nghề cá sẽ đ-ợc thành lập. Trong vùng đánh cá chung, hai bên cam kết hợp tác lâu dài trên cơ sở cùng có lợi, cùng nhau bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật. Nguyên tắc bình đẳng về năng lực tàu thuyền sẽ đ-ợc áp dụng trên cơ sở điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo phát triển bền vững. Mỗi bên đều có quyền liên doanh, hợp tác với n-ớc thứ ba trong vùng n-ớc của vùng đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của mình do ủy ban liên hợp quy định. Đ-ờng ranh giới phân định đ-ợc lấy làm

đ-ờng kiểm tra kiểm soát của lực l-ợng hữu quan hai bên, xử lý các vi phạm nhằm duy trì tơn trọng các quy định của Uỷ ban liên hợp nghề cá và pháp luật mỗi bên.

Khi hiệp định phân định có hiệu lực, các tàu cá Trung Quốc phải rút về phía đơng của đ-ờng phân định. Vấn đề này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho Chính phủ Trung Quốc trong việc sắp xếp công ăn việc làm cho ng- dân. Phía Trung Quốc đề nghị chúng ta giúp đỡ. Tính đến quan hệ hai n-ớc, trên cơ sở phần IV và X của Công -ớc 1982, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý thiết lập một vùng đánh bắt quá độ ở phía bắc vĩ tuyến 200

N.

Từ năm 2001 - 2004, hai bên đã tiến hành đàm phán Nghị định th- bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá để xác định ranh giới các vùng biển, số l-ợng tàu thuyền và chế độ pháp lý của các vùng đánh cá chung và vùng dàn xếp quá độ. Vùng dàn xếp quá độ có diện tích 9.080 km2

. Ranh giới phía tây của Vùng quá độ là ranh giới 20 hải lý tính từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)