Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 82)

Nguồn: Từ Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam năm

2.1.3. Tài nguyên du lịch

Biển và vùng ven biển Việt Nam là địa bàn chiến l-ợc quan trọng đối với phát triển du lịch. Tại vùng ven biển tập trung tám khu vực trọng điểm du lịch của cả n-ớc gồm vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cơn Đảo, trong đó chúng ta có hai di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và V-ờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ba di sản văn hố thế giới là Cố Đơ Huế, đơ thị cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn; các V-ờn quốc gia có biển nh- Cát Bà, Bái Tử Long, Côn Đảo và Phú Quốc, và các V-ờn quốc gia thuộc địa phận các tỉnh ven biển nh- Xuân Thuỷ (Nam Định), Cúc Ph-ơng (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hố), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Núi Chúa (Ninh Thuận), U Minh Th-ợng (Kiên Giang); 22/55 khu bảo tồn thiên nhiên nh- Yên Tử ở Quảng Ninh, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà ở Đà Nẵng, Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, Bình Châu - Ph-ớc Bửu ở Bà Rịa - Vũng Tàu; các sân chim ở Cà Mau, Kiên Giang; 915/2.509 di tích lịch sử văn hố đã đ-ợc Bộ Văn hoá - Thơng tin (Nay là Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch) xếp hạng.

Các hệ sinh thái biển nh- rạn san hô, rừng ngập mặn, khu bảo tồn đất ngập n-ớc là những cơ sở vật chất tốt cho phát triển du lịch. Một số loài sinh vật với các món ăn đ-ợc chế biến từ chúng cịn đ-ợc gắn với các địa chỉ du lịch nổi tiếng nh- sá sùng, sò huyết, bào ng- Quảng Ninh, yến sào Nha Trang, n-ớc mắm Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc, các loại tôm, cá Vũng Tàu - Côn Đảo. Trong năm 2007, Vịnh Hạ Long đã từng đ-ợc vận động đề cử vào danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội, tháng 5 năm 1997, tr.23.

Bãi biển là nguồn tài nguyên rất quan trọng là nhân tố cơ bản đối với sự phát triển ngành du lịch. Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, phân bố trải đều từ Bắc vào Nam nh- Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cảnh D-ơng, Cửa Tùng, Lăng Cô, Non N-ớc, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Hơn, Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên có 20 bãi biển đạt quy mơ và tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn chung, các bãi biển của n-ớc ta dài, rộng, nền chắc, đ-ợc cấu tạo bằng cát có độ chặt cao, độ dốc trung bình 20

- 30

. Độ mặn của n-ớc biển ở các bãi tắm phần lớn không v-ợt quá 30 phần nghìn, trừ một số bãi biển nh- Cà Ná (Ninh Thuận - Bình Thuận), Dốc Lết (Khánh Hồ) có độ mặn t-ơng đối cao. Độ trong của n-ớc biển ở các khu vực bãi biển dao động từ 0,3 - 0,5 m đến 4 - 5 m. N-ớc biển ở khu vực miền Trung có độ trong cao hơn cả, đặc biệt là ở bãi Đại Lãnh độ trong của n-ớc biển đạt 3 - 4 m và Vân Phong đạt 4 - 5 m. Đây là những bãi biển có giá trị về mặt du lịch không chỉ do cảnh quan tự nhiên, mà còn ở độ trong và tinh khiết của n-ớc biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng nên khu du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới. Các đặc điểm thuỷ triều và sóng biển thuộc vùng ven biển Việt Nam cho phép khai thác các loại hình du lịch tắm biển, lặn tham quan đáy biển, du lịch thể thao đua thuyền buồm, l-ớt sông, du thuyền. Tuy nhiên, do ảnh h-ởng của gió mùa nên các bãi biển phía nam có thể khai thác quanh năm, trong khi các bãi biển phía bắc chỉ có thể khai thác vào mùa hè.

Hệ thống đảo ven bờ n-ớc ta cũng có giá trị lớn về du lịch. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khơng khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ cịn giữ đ-ợc tính đa dạng sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo khơng lớn, thậm chí rất nhỏ nh-ng th-ờng rất đẹp, bãi cát mịn, n-ớc trong xanh. Các đặc điểm trên của các đảo ven bờ là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch thăm quan, nghỉ d-ỡng.

Đánh giá chung, tài nguyên du lịch ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng, mức độ tập trung cao, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có giá trị cao với hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch: văn hố, tham quan, sinh thái, nghỉ d-ỡng, hội nghị, hội thảo. Mỗi khu vực có thế mạnh, có khả năng liên kết các loại hình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành các điểm, cụm, tuyến, trung tâm du lịch biển và tổ chức xây dựng một khu du lịch biển lớn làm đòn bẩy cho phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch các n-ớc nói chung. Theo chiến l-ợc phát triển du lịch 2000 - 2010, tới cuối năm 2010, du lịch Việt Nam có khả năng thu hút 5-6 triệu khách quốc tế

với doanh thu 3 - 4 tỷ USD(*). Theo số liệu thống kê cho thấy trong năm 2009 có hơn 30.000 l-ợt khách đã đến thăm quan du lịch tại Cơn Đảo, điều đó chứng tỏ du lịch biển ngày càng khẳng định đ-ợc vị trí của mình trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)