Phân định biển giữa Việt Na m Cambodia về Vùng n-ớc lịch sử chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 69)

Nguồn: Kringsak Kittichaisree, Luật biển và phân định biển biên giới biển trong vùng Đông Nam á, Oxford University Press,

1.2.6. Phân định biển giữa Việt Na m Cambodia về Vùng n-ớc lịch sử chung

Giữa bờ biển Việt Nam và Cambodia có trên 150 đảo lớn nhỏ, đ-ợc chia thành bảy cụm và một số đảo lẻ. Ngoài một số đảo lớn nh- đảo Phú Quốc rộng 568 km(*), Phú Dự - 25 km2, Thổ Chu - 10 km2 và một số đảo nh- Hòn Dứa, Nam Du trên d-ới 1,5 km2, còn lại các đảo đều nhỏ d-ới 1 km2

.

Trong khu vực này, hai n-ớc có vấn đề phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong quan hệ giữa hai n-ớc còn tồn tại vấn đề đ-ờng Brevie. Từ năm 1913 và nhất là từ những năm 1930, giữa chính quyền thuộc địa Nam Kỳ và chính quyền bảo hộ Cambodia đã nảy sinh tranh chấp gay gắt về quyền thu thuế đánh cá và quyền đặc nh-ợng khai thác tài nguyên ở các đảo ven bờ Cambodia nh-ng thuộc Nam Kỳ. Để tạm thời giải quyết vấn đề quản lý các đảo, và do khơng thể có đủ các thủ tục pháp lý để giải quyết việc phân định chủ quyền trên một số đảo giữa hai bên, năm 1939, Tồn quyền Đơng D-ơng G. Brevie đã vạch một ranh giới mà lịch sử sau này gọi là đ-ờng Brevie, trao quyền hành chính và cảnh sát trên các đảo ở phía tây bắc đ-ờng này cho phía Cambodia, cịn các đảo ở phía đơng nam đ-ờng này vẫn thuộc quyền quản lý của Nam Kỳ. Tuy nhiên, vấn đề quy thuộc chủ quyền các đảo vẫn đ-ợc bảo l-u (th- số 867- API, ngày 31 tháng 1 năm 1939). Kèm theo th- này có một sơ đồ thể hiện đ-ờng Brevie, nh-ng cho đến nay ch-a tìm thấy.

Sau khi giành đ-ợc độc lập vào năm 1954, cả hai quốc gia đều cho rằng đ-ờng Brevie hết hiệu lực và bắt đầu tranh giành quyền kiểm sốt lại các đảo, tình hình này làm cho vùng biển vốn bất ổn càng trở nên phức tạp đồng thời làm ảnh h-ởng đến mối quan hệ giữa hai nhà n-ớc, tình hình đó ngày càng trở nên phức tạp hơn và vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa hai n-ớc đã nảy sinh trong thời gian này Cambodia liên tục có

(*) Phú Quốc hòn đảo lớn nhất ở vùng biển tây nam cũng đồng thời là hòn đảo lớn nhất của nước ta với diện tích 568 km2, nằm ở phía Tây thị xã Hà Tiên (cách thị xã khoảng gần 25 hải lý). Chu vi đảo Phú Quốc khoảng 120 km2, dáng như hình tam giác cân đặt ngược, cạnh đáy ở phía bắc rộng khoảng 27 km, đỉnh nhọn phía nam với chiều cao chừng 50 km. Quanh đảo Phú Quốc có hàng chục hịn đảo nhỏ. ở phía bắc đảo có Hịn Nước, Hịn Đồi Mồi, Hịn Bần, Hịn Thầy Bói. Phía nam có nhóm đảo An Thới gồm có Hịn Đũa, Hịn Roi, Hịn Thơm, Hịn Móng Tay, Hịn Mây Rút.Trên đảo Phú Quốc cịn có 99 ngọn núi.

những hành động quân sự để thể hiện chủ quyền của mình trên vùng biển có tranh chấp. Năm 1956, Cambodia đ-a quân ra chiếm đảo Phú Dự, chiếm nhóm đảo bắc Hải Tặc năm 1958 và đảo Vai năm 1966. Trong năm 1972, Chính quyền Lon Nol ra Sắc lệnh về ranh giới thềm lục địa (số 439 - 72/PRK, ngày 1 tháng 7 năm 1972) và Sắc lệnh quy định hệ thống đ-ờng cơ sở và lãnh hải Cambodia (số 518-72/PKR ngày 12 tháng 8 năm 1972) quy thuộc các đảo Phú Quốc và Thổ Chu()

của Việt Nam vào lãnh thổ Cambodia. Năm 1976, chính quyền Pol Pot (Pơn Pốt) địi lấy đ-ờng Brevie làm đ-ờng biên giới biển giữa hai n-ớc vì theo họ "đ-ờng này đã đ-ợc sử dụng nh- đ-ờng biên giới trong gần 40

năm qua". Cũng trong năm đó, Việt Nam đã chính thức trao chủ quyền đảo Vai cho

Cambodia.

Ngày 31 tháng 7 năm 1982, Cộng hoà nhân dân Cambodia đã ra tuyên bố hệ thống đ-ờng cơ sở thẳng bao gồm các đảo nằm xa bờ nh- đảo Vai. Ngày 7 tháng 7 năm 1982, hai n-ớc ký Hiệp định về Vùng n-ớc lịch sử giữa Việt Nam và Cambodia, trong đó thoả thuận "lấy khu vực này" và "sẽ th-ơng l-ợng vào thời gian thích hợp để hoạch định đ-ờng biên giới giữa hai n-ớc". Đây là lần đầu tiên hai n-ớc thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai n-ớc. Hiệp định này đã nâng đ-ờng Brevie từ ranh giới quản lý hành chính cảnh sát thành đ-ờng phân chia chủ quyền đảo giữa hai n-ớc, nh-ng cũng xác nhận giữa hai n-ớc ch-a có đ-ờng biên giới biển. Hiệp định cũng quy định hai n-ớc đồng ý tạo ra một "Vùng n-ớc lịch sử chung" căn cứ vào điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế và quốc phòng. Vùng đ-ợc giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên và Kampot, đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi. Vùng này đ-ợc hai bên coi nh- đặt d-ới chế độ nội thủy và đ-ợc quản lý chung về đánh cá, tuần tra và kiểm soát trong khi chờ đợi việc giải quyết đ-ờng biên giới trên biển trong vùng n-ớc lịch sử. Đây có thể coi là hình mẫu quản lý chung về đánh cá đầu tiên trong khu vực.

Thế nh-ng không giống nh- vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc ký năm 2000, hai bên đã khơng có thêm một thoả thuận nào về cơ chế phối hợp, về ủy ban quản lý chung. Các hoạt động mang tính "tự do biển cả" của ng- dân hai n-ớc và số tàu hàng

() Nằm ở tuyến ngồi cùng, như những người lính ở trạm gác tiền tiêu canh giữ cho vùng biển đảo tây nam, là quần đảo Thổ Chu. Quần đảo này nằm cách mũi Cà Mau khoảng 85 hải lý về phía tây bắc, và cách đảo Phú Quốc khoảng 55 hải lý về phía tây nam. Quần đảo gồm có 9 hịn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng khoảng 50 km2, kéo dài từ vĩ độ 9015’ đến 9023’ Bắc và kinh độ 103026’ đến 103037’ Đơng mà trong đó Hịn Thổ Chu là đảo lớn nhất.

là nguyên nhân gây ra những bất ổn nhất định trên biển hiện nay. Để vùng biển này thực sự là một vùng khai thác quản lý chung, hai bên cần nhanh chóng đàm phán thiết lập một cơ chế quản lý chung hữu hiệu trong khi chờ đợi có giải pháp phân định cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)