Phân định biển giữa Việt Nam và Philippines

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Nguồn: Kringsak Kittichaisree, Luật biển và phân định biển biên giới biển trong vùng Đông Nam á, Oxford University Press,

1.2.7. Phân định biển giữa Việt Nam và Philippines

Philippines vốn là n-ớc khơng có quyền gì đối với quần đảo Tr-ờng Sa vì Hiệp định Paris ký năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha theo điều khoản của Hiệp định đó Tây Ban Nha giao Philippines cho Mỹ, đã xác định phạm vi quần đảo Philippines trên bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó n-ớc Philippines không bao gồm một đảo nào trong quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực sau đại chiến thế giới lần hai có nhiều biến chuyển phức tạp, từ năm 1951, Philippines bắt đầu chuẩn bị d- luận để nhẩy vào tranh chấp quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam với lời tuyên bố của Tổng thống Philippines Quirino rằng quần đảo Spratly (Tr-ờng Sa) phải thuộc về Philippines với lập luận vì nó ở gần Philippines, đây là lập luận vơ căn cứ và khơng có tính thuyết phục.

Giai đoạn từ năm 1971 - 1973, trong khi Việt Nam đang tập trung lực l-ợng để giải phóng miền Nam thống nhất đất n-ớc thì Philippines cho qn đội ra chiếm đóng 5 đảo trên quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam và năm 1977 - 1978 chiếm thêm hai đảo nữa. Hiện nay, Philippines đang chiếm giữ 7 đảo tất cả đều nằm ở phía Bắc quần đảo Tr-ờng Sa. Philippines ra sức củng cố vị trí trên quần đảo: chở đất ra đảo để trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đ-ờng băng cho máy bay chiến đấu, mở đ-ờng hàng không th-ờng kỳ, tổ chức đánh cá, xây dựng kho -ớp lạnh, tổ chức thăm dị, khai thác dầu khí ở Đơng Bắc quần đảo Tr-ờng Sa (có tin nói là sản l-ợng dầu khai thác ở đây bảo đảm 10% nhu cầu của Philippines).

Giai đoạn từ năm 1979 - 1995, đây là giai đoạn Philippines dùng sách l-ợc cụ thể hoá sự tranh chấp trên quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam bằng luật pháp để khẳng định chủ quyền, đầu năm 1979, Philippines công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1978 coi toàn bộ quần đảo Tr-ờng Sa (trừ đảo Tr-ờng Sa lớn) là lãnh thổ Philippines và đặt tên cho quần đảo là Kalayaan. Năm 1980, Philippines mở rộng lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam, chiếm đóng đảo Cơng Đo cách đảo gần nhất mà Philippines đã chiếm lần tr-ớc là 150 hải lý. Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Philippines đã thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền ở phần Tr-ờng Sa của Việt Nam. Đến ngày 10 tháng 3 năm 2009 Tổng thống Philippines Arrojo ký ban

hành Luật đ-ờng cơ sở trong đó có một số đảo ở quần đảo Tr-ờng Sa Việt Nam. Ngày 19 tháng 2 năm 2009 tại Hà Nội ng-ời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ

quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Tr-ờng Sa”. Tuyên bố trên đ-ợc đ-a

ra tr-ớc việc ngày 17 tháng 2 năm 2009, Quốc hội Philippines thông qua dự luật đ-ờng cơ sở của Philippines, trong đó đ-a một số đảo thuộc quần đảo Tr-ờng Sa và bãi cạn Scabourrough vào quản lý theo quy chế đảo của Philippines.

Giai đoạn đàm phán và hợp tác quốc tế giữa hai n-ớc về biển, từ năm 1978 đến nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển phức tạp mọi quốc gia trên thế giới đều thực hiện theo xu thế hồ bình hợp tác hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công -ớc của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Từ năm 1978 đến năm 1994, Việt Nam và Philippines đã thoả thuận ở cấp bộ tr-ởng ngoại giao, thủ t-ớng chính phủ, tổng thống và chủ tịch n-ớc sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai n-ớc bằng th-ơng l-ợng hồ bình trên tinh thần hữu nghị, hồ giải, tin cậy lẫn nhau. Ngày 07 - 11 - 1995, hai bộ ngoại giao Việt Nam - Philippines đã đạt đ-ợc thoả thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp trong đó có các điểm chính là:

i. Hai bên đồng ý thơng qua th-ơng l-ợng, hồ bình tìm kiếm các giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Tr-ờng Sa.

ii. Hai bên tự kiềm chế không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác song ph-ơng hoặc đa ph-ơng về bảo vệ mơi tr-ờng, nghiên cứu khoa học, khí t-ợng, chống thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, chống c-ớp biển và kiểm sốt ơ nhiễm mơi tr-ờng, bảo vệ tài nguyên biển ở quần đảo Tr-ờng Sa.

iii. Bảo đảm tự do hàng hải theo thực tiễn của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công -ớc của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

iv. Từng b-ớc tăng c-ờng hợp tác và giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Tr-ờng Sa.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1996, hai bên đã thực hiện thành công chuyến khảo sát chung về khoa học biển tại khu vực quần đảo Tr-ờng Sa và Biển Đông. Hai bên cũng đã thoả thuận thành lập ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Philippines do bộ tr-ởng ngoại giao hai n-ớc dẫn đầu họp tại Hà Nội tháng 1 năm 1997 đã thoả thuận về một số biện pháp xây dựng lòng tin trên quần đảo Tr-ờng Sa của Việt Nam, trong đó có việc

trao đổi các cuộc viếng thăm của các chỉ huy quân sự và lực l-ợng đồn trú của hai bên trên quần đảo.

Việt Nam và Philippines đã tiến hành thực hiện bốn cuộc khảo nghiên cứu về biển chung (JOMRSRE) lần đầu tiên vào năm 1977 và tiếp theo là 2000, 2004, và 2007. Đây là một hình mẫu về nghiên cứu khoa học biển chung đang đ-ợc đề nghị mở rộng thành phần, nâng lên thành một thiết chế th-ờng xuyên trong khu vực. Trong năm 2008 - 2009 đến năm 2010 Việt Nam và Philippines không tiếp tục thực hiện ch-ơng trình nghiên cứu chung về biển song hai n-ớc vẫn duy trì sự hồ bình và ổn định trong khu vực Biển Đơng và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp ở khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)