Hội nhập là ph-ơng án phòng thủ tối u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 132 - 135)

- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên

hợp tác quốc tế về biển và triển vọng kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

3.2.3. Hội nhập là ph-ơng án phòng thủ tối u

Không chỉ đối với Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang tiến hành hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời hội nhập trên tất cả các lĩnh vực điều này thể hiện xu thế quốc tế hố và tồn cầu hoá ngày càng diễn ra nhộn nhịp hơn so với những giai đoạn tr-ớc. Có thể thấy hội nhập quốc tế là nhân tố cơ bản để các quốc gia tận dụng yếu tố bên ngoài kết hợp với thực lực trong n-ớc để phát triển, đồng thời hạn chế mọi khó khăn phức tạp có thể diễn ra. Là một quốc gia ven biển Việt Nam hơn bao giờ hết cần hội nhập sâu hơn và rộng hơn để tận dụng những tiềm năng của biển phục vụ cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất n-ớc.

Theo PGS.TSKH. Võ Đại L-ợc, nguyên Viện tr-ởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới, "Việt Nam có một tài ngun biển có thể nói là nhất khu vực, là lợi thế địa kinh tế n-ớc ta

ở gần đ-ờng hàng hải quốc tế vào loại sôi động nhất thế giới, ở trung tâm vùng kinh tế Đông á phát triển năng động nhất".

Lợi thế này gần nh- là duy nhất Châu á, có tầm quan trọng cả về an ninh và kinh tế. Vị thế này càng có giá trị cao hơn, do Việt Nam có nhiều cảng n-ớc sâu nổi tiếng Cam Ranh, Vân Phong, Thị Vải, Cái Lân giữa lúc hội nhập toàn cầu cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Song đáng tiếc là cho đến nay chúng ta hầu nh- ch-a khai thác đáng kể lợi thế địa kinh tế này.

Lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam có tính quốc tế cao nhất, bởi vì vùng biển của ta giáp với nhiều n-ớc, với đ-ờng, có các vùng biển tranh chấp lớn nh- Hoàng Sa, Tr-ờng Sa cho nên vùng biển Việt Nam có tính quốc tế từ rất lâu. Các lĩnh vực dầu khí, hải sản, du lịch, các hải cảng lớn nổi tiếng đều có liên quan đến quan hệ quốc tế. Nếu nh- chúng ta dừng quan hệ quốc tế, kinh tế biển Việt Nam sẽ ng-ng trệ.

Ng-ợc lại khi quan hệ quốc tế đ-ợc mở rộng, kinh tế biển sẽ phát triển cao, giải quyết đ-ợc thoả đáng các vấn đề tranh chấp tại BĐ, khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có hiệu quả, thu hút khách du lịch quốc tế. Chúng ta đã có nhiều cố gắng đổi mới các chính sách thu hút FDI, th-ơng mại, hải quan.

Tuy nhiên, có thể nói, kinh tế biển Việt Nam cho tới nay vẫn còn đang phát triển d-ới tiềm năng của nó, lý do chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách ch-a đủ thơng thống để mở cửa vùng biển hội nhập với khu vực và thế giới. Gần đây Việt Nam đã có chủ tr-ơng xây dựng cảng Vân Phong thành cảng trung chuyển khu vực và quốc tế, Cảng Vân Phong là 1 trong số 7 cảng có -u thế nhất thế giới, khi trở thành cảng trung chuyển quốc tế, nhất định sẽ đ-a cả vùng trở thành trung tâm kinh tế lớn.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng thể chế phù hợp với thơng lệ quốc tế, có chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng và v-ợt trội hơn so với thời gian tr-ớc khi đổi mới. Đồng thời chúng ta cũng đang chuyển h-ớng phát triển ra biển, lấy vùng ven biển làm trục phát triển, lấy hành lang vận tải biển làm trục chính, giảm bớt vận tải trên bộ vừa tốn kém vừa dễ ách tắc. Sự chuyển h-ớng phát triển này đòi hỏi phải sửa đổi các quy hoạch đầu t- về vận tải, không phải lấy việc hiện đại hoá đ-ờng sắt, đ-ờng bộ Bắc - Nam làm định h-ớng tr-ớc mắt.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta đang từng b-ớc hiện đại hoá vận tải đ-ờng biển, cùng với hiện đại hố đ-ờng bộ và đ-ờng sắt theo h-ớng Đơng - Tây nhằm phục vụ cho các khu kinh tế, các thành phố lớn mở ở ven biển.

Quan hệ hợp tác, hội nhập khu vực và thế giới sẽ là ph-ơng án phòng thủ tối -u và hữu hiệu nhất, nếu các công ty lớn đầu t- khai thác ở vùng biển Việt Nam, thì họ bảo vệ lợi ích của họ đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của ta. Ngành cơng nghiệp quan trọng hàng đầu phải đ-ợc mở cửa và thu hút vốn FDI là cơng nghệ đóng tàu. Chúng ta nên khai thác tối -u lợi thế về nhiều cảng, lao động rẻ một số n-ớc phát triển muốn chuyển dịch cơng nghệ đóng tàu đã kém lợi thế sang ta.

Mặc dù kinh tế biển của n-ớc ta đạt đ-ợc những kết quả b-ớc đầu khơng nhỏ, nh-ng nhìn chung quy mô kinh tế biển Việt Nam còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp. Nếu so với các n-ớc trên thế giới và khu vực thì Việt Nam cịn thấp thua nhiều mặt. Đến nay quy mô kinh tế biển vẫn ch-a t-ơng xứng với tiềm năng kinh tế biển của n-ớc ta. Xét về giá trị tuyệt đối, giá trị thu đ-ợc từ hoạt động kinh tế biển của Việt Nam so với giá trị từ hoạt động kinh tế biển của một số n-ớc đều ở mức thấp hoặc rất thấp. Cho đến nay, nghề biển Việt Nam vẫn chủ yếu là nghề truyền thống và -ớc tính chiếm khoảng trên 60% GDP do kinh tế biển tạo ra. Các nghề mới nh- khai thác dầu khí, ni trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển b-ớc đầu. Các nghề biển h-ớng tới t-ơng lai nh- năng l-ợng sóng thuỷ triều, d-ợc liệu biển, khai thác khống sản d-ới lịng n-ớc sâu, hoá chất và d-ợc liệu biển ch-a đ-ợc nghiên cứu nhiều. Kỹ thuật tổng thể khai thác kinh tế biển vẫn cịn ở trình độ thấp.

Ô nhiễm biển, đặc biệt các vùng biển tập trung tài nguyên, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển và công nghiệp ven bờ đang gây ra nhiều vấn đề đối với phát triển bền vững. Dịch vụ xây dựng hạ tầng biển và các cơng trình kỹ thuật khác của biển cịn nhiều yếu kém. Tình hình trên đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải có một chiến l-ợc phát triển kinh tế biển có căn cứ khoa học vững chắc, đáp ứng nhiệm vụ tăng tốc phát triển kinh tế trong thời kỳ mới hiện nay.

Việc tập trung vào phát triển kinh tế biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không chỉ bởi thế kỷ XXI mà chúng ta đang b-ớc vào đ-ợc coi là thế kỷ của biển và đại d-ơng, các quốc gia có biển đều nhất loạt h-ớng về biển để tăng c-ờng tiềm lực kinh tế của mình, trên thực tế, biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn.

Với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà n-ớc, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi tr-ờng. Chúng ta cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo h-ớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay Việt Nam cần thu hút mọị nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi tr-ờng biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, thăm dò khai thác

dầu khí. Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngồi theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất n-ớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)