Các nhân tố tác động đến kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 129)

- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên

hợp tác quốc tế về biển và triển vọng kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

3.2.1. Các nhân tố tác động đến kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

Thuận lợi

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Đảng và Nhà n-ớc ta rất coi trọng đến vai trị của biển nói chung và kinh tế biển nói riêng, đã có những quyết sách mang tính chiến l-ợc để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế biển phát triển. Hội nghị Trung -ơng IV khoá X đã đề ra Chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta đã khẳng định luận điểm "Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại d-ơng" phù hợp với sự lựa chọn chiến l-ợc phát triển của đất n-ớc ta trong giai đoạn tới, việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Việt Nam có một vùng biển rộng trên 1.000.000 km2

, lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, chúng ta có bờ biển dài trên 3.260 km, có khoảng 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ đây là những yếu tố thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền và an ninh, quốc phòng trên biển cũng nh- để n-ớc ta v-ơn ra chinh phục biển cả.

Việt Nam là quốc gia nằm trên bờ BĐ, BĐ đóng vai trị là "cầu nối" đặc biệt quan trọng giữa n-ớc ta với các n-ớc trong khu vực và các n-ớc trên thế giới. Hiện nay, hầu hết khối l-ợng các mặt hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời một phần giao l-u

nội địa của n-ớc ta đ-ợc vận chuyển bằng đ-ờng biển. Mặt khác vùng biển Việt Nam cịn nằm ngay trên tuyến đ-ờng giao thơng hàng hải, hàng khơng chính của thế giới.

Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay thì tiềm năng tài nguyên biển của n-ớc ta rất đáng kể và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất n-ớc. Biển Việt Nam chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, đặc biệt là dầu khí. Bên cạnh đó tài ngun hải sản khá phong phú và đa dạng, trữ l-ợng khoảng 3 - 4 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác gần 2 triệu tấn cá, trên 110.000 tấn tôm và mực, hàng chục vạn tấn hải sản khác. Dọc theo ven biển n-ớc ta có hơn 800.000 ha bãi triều và các vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao nh- ngọc trai, tôm, cua là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven bờ với quy mơ lớn, hiện đại và tồn diện, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, ổn định, với khả năng cạnh tranh cao.

Việt Nam có khơng gian kinh tế biển rộng mở, khá đa dạng và luôn tác động t-ơng hỗ lẫn nhau cả về tự nhiên và phát triển ở cả 4 mảng không gian: không gian ven biển, ven bờ; không gian biển; không gian đảo; không gian đại d-ơng. Vùng ven biển n-ớc ta tập trung khoảng 50% dân số cả n-ớc (tính cho các tỉnh ven biển), khoảng 30% (tính cho các huyện ven biển), cho nên phát triển vùng ven biển sẽ tạo động lực hỗ trợ phát triển vùng vững chắc là lâu dài, đặc biệt chú ý phát triển "cảng quá cảnh" đối với các n-ớc trong khu vực khơng có biển, cũng nh- các dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn trên BĐ.

Đồng thời vùng ven biển là "bàn đạp" tiến ra biển, là hậu ph-ơng hỗ trợ các hoạt động trên biển thông qua các trung tâm kinh tế hải đảo. Cho nên dọc ven biển phải xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hố, xã hội (đơ thị) có bán kính ảnh h-ởng rộng ra biển, tạo tiền đề tạo ra chiến l-ợc kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.

Vùng biển đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía ngồi là khơng gian phát triển các hoạt động hàng hải và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đồng thời là nơi hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế. Đây cũng là khơng gian phát triển nghề cá đa lồi, quanh năm có cá đẻ là nơi lý t-ởng để nghề đánh bắt hải sản với th-ờng xuyên 10.000/90.000 tàu thuyền, vừa đánh bắt vừa góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc.

Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Viện tr-ởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản "Khơng thể có nền kinh tế biển mạnh nếu khơng có yếu tố dịch vụ quốc tế và hoạt động dịch vụ của từng ngành". Trên thế giới, giá trị dịch vụ ngoài biên giới (vùng biển quốc tế,

hoạt động viễn d-ơng và khai thác đại d-ơng) của nền kinh tế biển chiếm một phần rất quan trọng, nếu khơng nói là quyết định.

Trong những năm sắp tới, trên thế giới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển. ở khu vực Châu á - Thái Bình D-ơng nói chung và Đơng Nam á nói riêng, xu thế hồ bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng. Đây là bối cảnh quốc tế thuận lợi có phần tác động đến kinh tế biển Việt Nam.

Trong n-ớc, những thành tựu của 9 năm qua 2001 - 2009 và hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2010) tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất n-ớc ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất l-ợng cao hơn. Đặc biệt là vai trò của kinh tế biển đ-ợc đánh giá cao và có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà n-ớc đề ra chiến l-ợc và mục tiêu cụ thể để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Trở ngại

Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những b-ớc đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu nh- đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển (đại d-ơng). Đó là Italia, Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Ngày nay, thế giới đang b-ớc vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu h-ớng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại d-ơng. Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng l-ợng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị tr-ờng, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia th-ờng xuyên và gay gắt. V-ơn ra biển, khai thác đại d-ơng đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến l-ợc của tồn thế giới.

Chính vì lẽ đó mà khơng phải ngẫu nhiên luận điểm "thế kỷ XXI là thế kỷ của đại d-ơng" xuất hiện và đ-ợc nhất trí cao trên tồn thế giới. Việt Nam cũng hoà chung vào xu h-ớng đó. Xác định đ-ợc tầm quan trọng của kinh tế biển, tại Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung -ơng Đảng khoá X đã xây dựng Chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh "Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả n-ớc".

Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển kinh tế biển có nhiều thách thức đang đ-ợc đặt ra. Đó là tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ, chứa đựng "Yếu tố không gian", là tiền đề phát triển đa ngành. Song, việc quản lý biển, đảo đến nay vẫn theo cách tiếp

cận mở kiểu "Điền t-, ng- chung" và chủ yếu quản lý theo ngành. Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc về nhiều ngành, cơ quan và chủ yếu quan tâm đến vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển, quản lý tài nguyên và môi tr-ờng biển xem nh- còn bỏ trống. Các ph-ơng thức, cách tiếp cận mới chậm đ-ợc áp dụng, nếu đã áp dụng cũng ch-a có khả năng nhân rộng, nh-: tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành trong quản lý biển và vùng bờ, quản lý dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý.

Khu vực BĐ đang chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn có thể dẫn đến sự tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này cịn gặp khơng ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quốc tế sử dụng, khai thác tài nguyên biển ch-a có các quy định cụ thể mang tính pháp quy nh- trong quản lý sử dụng đất trên đất liền.

Ngoài ra, Việt Nam là một trong những n-ớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và sự dâng cao mực n-ớc biển, tr-ớc hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, ng-ời dân ven biển và trên các đảo là những đối t-ợng dễ bị tổn th-ơng và bị tác động mạnh mẽ nhất, nh-ng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng nh- ch-a có giải pháp lồng ghép và mơ hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực n-ớc biển. Để quản lý và khai thác biển có hiệu quả. Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Nghị định số 25/2008/NĐ - CP ngày 4 tháng 3 năm 2008). Tổng cục này có chức năng quản lý Nhà n-ớc thống nhất và tổng hợp về biển và hải đảo - vấn đề còn rất mới mẻ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam.

Năm 2011 đ-ợc dự báo là năm kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó mà kinh tế biển càng phải v-ợt qua nhiều thách thức. Để giàu từ biển, mạnh lên từ biển n-ớc ta cần phải xây dựng đ-ợc một nền khoa học - công nghệ biển hiện đại; phát triển đ-ợc một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế, có một ph-ơng thức quản lý tổng hợp biển và bảo đảm đ-ợc an ninh chủ quyền vùng biển đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)