Tiến triễn của chính sách quốc gia về biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 104)

Nguồn: Từ Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam năm

2.3.1. Tiến triễn của chính sách quốc gia về biển

D-ới ánh sáng rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đ-ờng lối đổi mới toàn diện, đem lại sự thay đổi và sức sống mới mạnh mẽ cho sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển kinh tế của đất n-ớc. Đại hội đã nêu rõ: "N-ớc ta có đất liền, có vùng biển rộng lớn có khả năng phát triển nghề cá, giao thơng vận tải đ-ờng biển, kết hợp kinh tế với quốc phòng, xác định phát triển kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của n-ớc ta". Qua thực tiễn cho chúng ta thấy rằng kinh tế biển là một bộ phận của ba ch-ơng trình về l-ơng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Xuất khẩu dầu thô đ-ợc khai thác ngoài khơi là một nhân tố chủ yếu, quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển khơng ngừng của kinh tế biển Việt Nam, đóng góp đáng kể trong GDP của nền kinh tế quốc dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên biển của n-ớc ta đến năm 2000 là "Từng b-ớc khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế", tạo ra b-ớc ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, tăng c-ờng quốc phòng và an ninh trên biển ở Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng cũng nêu rõ "Khai thác tổng hợp kinh tế biển, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là các loại có khả năng xuất khẩu, gắn liền với chiến l-ợc khai thác và bảo vệ vùng biển của đất n-ớc". Đại hội Đảng đã nêu ra các quan điểm mới trong chính sách và quản lý Nhà n-ớc về biển, đó là quan điểm tổng hợp, tồn diện và kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh trên biển.

Trên tinh thần ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ và những thành quả của công cuộc phát triển kinh tế biển, tăng c-ờng quốc phòng an ninh trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển, đ-a ra mục tiêu và nhiệm vụ "Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng. Xây dựng cơ cấu kinh tế trong vùng h-ớng mạnh về xuất khẩu, hình thành các trung tâm kinh tế biển, các đô thị lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và th-ơng mại với hệ thống các cảng biển đ-ợc mở rộng và xây dựng mới nhất là các cảng n-ớc sâu. Phát triển các hành lang kinh tế ven biển. Trong 11 ch-ơng trình và lĩnh vực phát triển mà Đại hội đã đề ra, có các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế biển: Sản l-ợng thủy sản khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, xuất khẩu thủy sản 1 - 1,1 tỷ USD, khai thác khoảng 16 triệu tấn dầu thô từ biển.

Chính sách của Đảng và Nhà n-ớc đã đ-ợc cụ thể hoá trong việc xây dựng các văn bản pháp lý về quản lý và khai thác sử dụng biển. Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, cũng trong năm này, n-ớc ta đã cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển, đồn đại biểu của Việt Nam đã có những đóng góp nhất định vào cuộc đấu tranh của các n-ớc đang phát triển và các n-ớc xã hội chủ nghĩa liên quan đến chủ quyền và an ninh quốc gia trong hội nghị. Nắm bắt đ-ợc xu thế tiến độ chung, ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ ta đã ra Tuyên bố về các vùng biển Việt Nam. Tuyên bố này quy định Việt Nam có lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý tính từ đ-ờng cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và thềm lục địa t-ơng ứng. Đây là một trong những tuyên bố sớm nhất theo tinh thần Công -ớc 1982 ở khu vực Đông Nam á. Từ Tuyên bố lịch sử đó, ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ Việt Nam ta lại ra Tuyên bố về đ-ờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, mở đầu một trang mới trong lịch sử tiến ra biển, thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của n-ớc ta trên biển. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về biển và quản lý biển của n-ớc ta sau này.

Hiến pháp n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và 1992 tại Điều 1 đều quy định "n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một n-ớc độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo". Từ đó cho chúng ta thấy rằng chiến l-ợc tiến ra biển của Việt Nam đã đi một b-ớc dài trong việc xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, rộng khoảng 1 triệu km2

[13;tr.8].

Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua hai nghị định quan trọng vào ngày 29 tháng 1 năm 1980. Đó là Nghị định số 30/CP điều chỉnh các hoạt động của tàu thuyền n-ớc ngoài trong các vùng biển Việt Nam và Nghị định số 31/CP điều chỉnh các hoạt động nghề cá của các tàu thuyền n-ớc ngoài trong các vùng biển Việt Nam.

Đại hội Đảng lần thứ V năm 1982 cũng đã xác định các ngành kinh tế biển đóng vai trị quan trọng, đặc biệt là ngành thủy sản, giao thơng vận tải. Từ năm 1989, chính sách đổi mới lại tạo thêm đà phát triển mới cho cơng cuộc pháp điển hố pháp luật Việt Nam về biển. Nghị định số 437/HĐBT ngày 22 tháng 12 năm 1990 về việc đánh cá của ng-ời và ph-ơng tiện n-ớc ngoài trong các vùng biển Việt Nam đã thay thế cho Nghị định số 31/CP. Chính phủ đã thơng qua Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 tháng 8 năm 1991 về việc nghiên cứu khoa học biển của các bên và ph-ơng tiện n-ớc ngoài trong các vùng biển Việt Nam. Việt Nam cũng đã thông qua Pháp lệnh về bảo tồn và quản lý

các tài nguyên sinh vật biển ngày 25 tháng 4 năm 1989, sau đ-ợc thay bằng Luật Thuỷ sản năm 2003, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2001 (sửa đổi năm 2005), Luật Dầu khí năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000; Luật Bảo vệ môi tr-ờng năm 2005; Luật Hàng không dân dụng năm 2006, pháp lệnh về bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997, pháp lệnh về cảnh sát biển ngày 28 tháng 3 năm 1998 và đ-ợc thay thế bằng pháp lệnh cảnh sát biển ngày 26 tháng 01 năm 2008; Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi năm 2005), Luật Biên giới Quốc gia năm 2003, Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 55/CP ngày 01 tháng 10 năm 1996 về hoạt động của tàu quân sự n-ớc ngoài khi vào thăm Việt Nam, Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 về Quản lý hoạt động nghề cá của ng-ời và ph-ơng tiện n-ớc ngoài trong các vùng biển Việt Nam và Nghị định số 53/1998/NĐ - CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 về tổ chức hoạt động của lực l-ợng cảnh sát biển.

Việt Nam cũng phê chuẩn chín Cơng -ớc biển chun ngành do IMO chuẩn bị nh- IMO - SOLAS (Công -ớc về cứu hộ trên biển, Luân đôn ngày 1 tháng 11 năm 1974), Công -ớc về mớm n-ớc, Công -ớc MARPOL ngày 02 tháng 11 năm 1973 về phịng chống ơ nhiễm biển, Cơng -ớc về giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu CLC 1992, Công -ớc về tạo thuận lợi trong giao thông đ-ờng biển (FAL 65), Cơng -ớc về tìm kiếm cứu nạn (SAR 79). Việt Nam đã phê chuẩn Công -ớc của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 vào ngày 23 tháng 6 năm 1994. Hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu rõ ràng Công -ớc 1982 là công cụ bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của Việt Nam trên h-ớng biển, đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhất quá trình h-ớng ra biển của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lợi ích của quốc gia ven biển, lợi ích của cộng đồng, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

Đại hội IX và X của Đảng đã làm rõ chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, trong đó lần đầu tiên đã đ-a ra một đề mục riêng biệt về kinh tế khu vực biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của gần một triệu km2

thềm lục địa. Tăng c-ờng điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh các hoạt động nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển, mở mang du lịch, bảo vệ môi tr-ờng, tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác, xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Đảng ta đã nhấn mạnh phải phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến l-ợc của kinh tế biển kết

hợp với bảo vệ an ninh vùng biển. Đây là lần đầu tiên, chính sách quốc gia phát triển kinh tế biển của n-ớc ta đ-ợc thể hiện một cách đầy đủ và có tính tồn diện trong văn kiện của Đại hội Đảng.

Ngày 9 tháng 2 năm 2007, Hội nghị lần thứ t- Ban chấp hành Trung -ơng Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 09 - NQ/TW về chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đ-a n-ớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, làm cho đất n-ớc giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - cơng nghệ, tăng c-ờng củng cố quốc phịng, an ninh, làm cho đất n-ớc giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi tr-ờng biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả n-ớc. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một b-ớc đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ng-ời cao so với thu nhập bình quân chung của cả n-ớc. Xây dựng một số th-ơng cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn, kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển đây là chiến l-ợc cơ bản và lâu dài trong tổng thể nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và đối với các tỉnh thành ven biển nói riêng. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển; xây dựng cơ quan quản lý Nhà n-ớc tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực về biển.

Nh- vậy, trải qua một thời gian dài, với những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, chiến l-ợc biển của Việt Nam đã dần định hình. Đó là phát triển mạnh mẽ ra h-ớng biển, kết hợp chiến l-ợc phát triển kinh tế biển với chiến l-ợc bảo vệ quốc phòng - an ninh trên biển. Việt Nam đang sớm hoàn thành chiến l-ợc biển thực sự của mình trong thời gian tới với mục tiêu, ph-ơng h-ớng, đối tác chiến l-ợc, đồng minh chiến l-ợc, kết quả đạt đ-ợc cho từng giai đoạn chiến l-ợc cụ thể, làm cơ sở vững chắc cho các b-ớc tiến ra biển, xây dựng Việt Nam thành một quốc gia biển, phù hợp với các quy định của Công -ớc về luật biển 1982 mà Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực ngay từ đầu trong q trình soạn thảo, ký kết và đấu tranh để Cơng -ớc sớm có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)