Phân định biển giữa Việt Na m Malaysia về Vùng khai thác chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Nguồn: Kringsak Kittichaisree, Luật biển và phân định biển biên giới biển trong vùng Đông Nam á, Oxford University Press,

1.2.5. Phân định biển giữa Việt Na m Malaysia về Vùng khai thác chung

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2

. Khu vực này nằm ở cửa Vịnh Thái Lan, có độ sâu nhỏ (trung bình khoảng 50 m), địa hình đáy biển t-ơng đối bằng phẳng, thuần nhất. Vùng chồng lấn đ-ợc hình thành bởi đ-ờng ranh giới thềm lục địa do Chính quyền Sài Gịn cơng bố năm 1971 và đ-ờng ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng này hẹp (nhỏ hơn 10 hải lý) và dài khoảng (100 hải lý). Hai bên đều sử dụng ph-ơng pháp đ-ờng trung tuyến nh-ng từ các điểm cơ sở khác nhau. Đ-ờng của Chính quyền Sài Gịn đ-ợc vạch ra giữa đảo Hòn Khoai (cách bờ 6,5 hải lý) và bờ biển Malaysia. Đ-ờng của Malaysia tính từ hai đảo nhỏ (đảo Redang và Tangon) với bờ biển Việt Nam, bỏ qua Hòn Khoai. Trong khu vực này, Malaysia đã ký kết hợp đồng khai thác dầu khí trong đó có khoảng 1.800 km2

nằm trong vùng chồng lấn. Phía đơng vùng chồng lấn, Malaysia đã thoả thuận đ-ợc ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 1969. Phía Tây khu vực phân định, Malaysia và Thái Lan đã đạt đ-ợc thoả thuận ngày 21 tháng 2 năm 1979 (trao đổi th- phê chuẩn ngày 24 tháng 10 năm 1979) về khu vực phát triển chung và thời hạn 50 năm.

Việt Nam và Malaysia đều là hai n-ớc thành viên Cơng -ớc 1982, vì vậy ngun tắc chung để giải quyết phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, là nguyên tắc công bằng đã đ-ợc ghi nhận trong các Điều 74 và 83 của Công -ớc luật biển năm1982. Hai bên có thể tuần tự đàm phán, thu hẹp bất đồng đi đến một giải pháp cơng bằng mà hai bên có thể chấp nhận đ-ợc. Tuy nhiên, tiềm năng dầu khí lớn đ-ợc phát hiện địi hỏi hai bên phải sớm tìm ra một giải pháp khả thi để nhanh chóng khai thác dầu trong khi

đàm phán về phân định đòi hỏi phải có thời gian. Ngồi ra, với một vùng biển tranh chấp quá hẹp, mọi mỏ dầu phát hiện đều có khả năng nằm vắt qua hai đ-ờng yêu sách. Điều này dẫn tới khả năng hai n-ớc phải tiến hành hợp nhất mỏ mới có điều kiện khai thác th-ơng mại, dù có hay khơng có đ-ờng phân định.

Với những lý do trên đã thúc đẩy hai n-ớc đi đến thoả thuận áp dụng nguyên tắc dàn xếp tạm thời trong Điều 74 và 83 của Công -ớc 1982. Trong chuyến thăm Kualalumpur của Thủ t-ớng Việt Nam Võ Văn Kiệt đầu năm 1992, một thoả thuận về tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa giữa hai n-ớc đã đ-ợc thông qua. Tiếp sau đó, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 6 năm 1992, tại Kualalumpur, vòng đàm phán đầu tiên giữa Việt Nam và Malaysia đã thành cơng tốt đẹp. Hai bên nhanh chóng đã đi đến thoả thuận áp dụng mơ hình khai thác chung cho "vùng xác định" trên tinh thần hiểu biết và hợp tác. Thoả thuận này không làm ph-ơng hại đến kết quả hoạch định cuối cùng. Phạm vi "vùng xác định" chỉ liên quan đến khu vực chồng lấn giữa hai bên và loại bỏ tất cả những phần của vùng chồng lấn có liên quan đến yêu sách của n-ớc thứ ba. Vùng chồng lấn ba bên Thái Lan, Việt Nam và Malaysia là chủ đề của quá trình đàm phán từ cuối năm 1997.

Phía Việt Nam cử PETROVIETNAM (PVN) và phía Malaysia cử PETRONAS (PN) làm đại diện để tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác trong "vùng xác định". PN và PVN đã sớm đi đến một thoả thuận th-ơng mại ngày 25 tháng 8 năm 1993

về thăm dò và khai thác dầu khí trong "vùng xác định". Thoả thuận này trù định việc thành lập một Uỷ ban điều phối (UBĐP) có nhiệm vụ soạn thảo các chỉ dẫn về mặt chính sách quản lý các hoạt động dầu khí trong "vùng xác định". UBĐP hoạt động trên nguyên tắc nhất trí, về cơ cấu UBĐP có tám thành viên có quyền bỏ phiếu ngang nhau, bốn do PN cử và bốn do PVN chỉ định. Quyền chủ tịch UBĐP sẽ đ-ợc luân phiên giữa hai bên với nhiệm kỳ hai năm. Thoả thuận cũng quy định rõ hai bên thừa nhận giữ nguyên giá trị các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đã ký giữa PN và các nhà thầu tr-ớc kia trong "vùng xác định" PVN uỷ quyền cho PN quản lý các hoạt động dầu khí trong "vùng xác

định" d-ới sự chỉ đạo của UBĐP, phù hợp với các quy định của Bản ghi nhớ, Thoả thuận

th-ơng mại. Bất kỳ tranh chấp hoặc bất đồng nào có liên quan đến các hoạt động th-ơng mại và dầu khí sẽ đ-ợc hai công ty quốc gia giải quyết, d-ới sự chỉ đạo của UBĐP. Mọi nghị quyết hoặc quyết định của UBĐP đều phải phù hợp với tình hữu nghị, cẩn trọng, thực tiễn cơng nghiệp dầu khí hiện đại. Chỉ những tranh chấp hoặc bất đồng mà UBĐP không giải quyết thân thiện đ-ợc mới trình lên hai Chính phủ Việt Nam và Malaysia để giải quyết.

Bản ghi nhớ cũng quy định nguyên tắc phân chia đều giữa hai bên mọi chi phí và lợi nhuận có đ-ợc từ các hoạt động dầu khí, đ-ợc tiến hành theo thoả thuận th-ơng mại. PVN uỷ quyền cho PN, bên tiến hành trực tiếp các hoạt động dầu khí trong "vùng xác

định" d-ới sự chỉ đạo của UBĐP, đảm nhận mọi hoạt động tài chính, tiến hành đóng thuế

theo thoả thuận giữa hai chính phủ và chia đơi phần lợi tức cịn lại cho PVN.

Hai bên cũng trù định vấn đề hợp nhất mỏ, đ-ợc thể hiện ở Điều II, Khoản 2, Bản ghi nhớ Việt Nam và Malaysia quy định: "Khi một mỏ dầu nằm trong vùng xác định và một phần bên ngoài, trên thềm lục địa Việt Nam hoặc Malaysia nh- có thể xảy ra trong tr-ờng hợp này, hai bên sẽ thoả thuận đi đế các điều khoản có thể chấp nhận đ-ợc để thăm dị và khai thác mỏ dầu trên".

Sau bốn năm thoả thuận th-ơng mại đ-ợc thông qua, ngày 29 tháng 7 năm 1997, tấn dầu đầu tiên đã đ-ợc khai thác trong "vùng xác định" từ mỏ Bunga Keva. Điều này cho thấy Việt Nam và Malaysia đã thành cơng trong việc áp dụng mơ hình quản lý khai thác chung trong khu vực Vịnh Thái Lan. Kết quả này cho Việt Nam, Malaysia và các quốc gia ven biển những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý khai thác và giải quyết các tranh chấp biên giới biển trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc công bằng phù hợp với thực tiễn luật pháp quốc tế. Nó càng có ý nghĩa nếu so sánh mơ hình khai thác chung Việt Nam và Malaysia với mơ hình Thái Lan và Malaysia. Mơ hình sau đ-ợc áp dụng từ năm 1979 nh-ng đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý để có thể khai thác dầu th-ơng mại.

Bản ghi nhớ năm 1992 còn cho thấy Việt Nam luôn là n-ớc đi đầu trong việc áp dụng các quy định của các điều 74 và 83 của Công -ớc luật biển năm 1982, không chỉ trong phân định mà cả trong các biện pháp khai thác chung. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, bản ghi nhớ này đã đ-ợc ký vào thời gian Việt Nam đang bắt đầu đổi mới, còn thiếu nhiều luật và quy định, nhất là Luật Dầu khí. Việc uỷ quyền cho PN tiến hành các hoạt động dầu khí theo Luật dầu khí Malaysia đã thúc đẩy nhanh q trình phát triển mỏ lúc đó lại gây ra một số khó khăn hiện nay. PN phải đóng thuế và gửi phần lợi tức sau phân chia cho PVN thông qua ngân hàng Malaysia. Vì vậy, hai n-ớc cần phải tiếp tục đàm phán về các vấn đề tài chính và hải quan liên quan đến mỏ dầu.

Trong t-ơng lai, hai bên vẫn cần phải đàm phán phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Do khoảng cách giữa bờ biển và các đảo của hai bên ch-a tới 400 hải lý, càng nằm trên một thềm lục địa thuần nhất, và hơn nửa yêu sách của hai bên đều dựa trên đ-ờng trung tuyến, tức là dựa trên tiêu chuẩn khoảng cách, nên có thể sử dụng

một đ-ờng phân định đơn nhất làm ranh giới cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc chia đôi thuần tuý diện tích vùng chồng lấn hiện có giữa hai bên là một giải pháp phân định công bằng mà hai bên dễ chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)