Kinh tế biển trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất n-ớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 100)

Nguồn: Từ Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam năm

2.2.3. Kinh tế biển trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất n-ớc

Hoà nhập với cộng đồng quốc tế, trong quá trình đổi mới nền kinh tế và xã hội, phát triển bền vững với những nội hàm phát triển tồn diện và có hiệu quả về kinh tế, đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi tr-ờng luôn luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ đổi mới đất n-ớc.

Trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Th-ơng mại thế giới (WTO) sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàm phán, đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện của n-ớc ta, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới và phát triển. Là kết quả của đ-ờng lối "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" với các nỗ lực hội nhập trên các cấp độ: song ph-ơng, khu vực và đa ph-ơng.

Thời điểm trở thành thành viên chính thức của WTO - năm 2007(*) - là mốc thời gian quan trọng để Việt Nam thúc đẩy các lộ trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu

(*) Tháng 01 năm 1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Trải qua 14 vòng đàm phán đa phương và đàm phán song phương với các đối tác có yêu cầu, đến tháng 10 năm 2006, nước ta đã kết thúc đàm phán và

vực và tồn cầu, là thời điểm mang tính b-ớc ngoặt để thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu, cơ chế kinh tế, năng lực cạnh tranh, các thể chế kinh tế theo h-ớng hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị tr-ờng, thiết định một nền hành chính quốc gia minh bạch, có hiệu quả và có tính dự báo.

Trong quá trình phát triển đất n-ớc, với tiềm năng biển to lớn, Đảng và Nhà n-ớc đã có nhiều chủ tr-ơng, chính sách phát triển kinh tế biển đến nay những kết quả b-ớc đầu đã cho thấy kinh tế biển chiếm giữ nhiều kinh tế mũi nhọn và chủ lực của nền kinh tế cả n-ớc. Kinh tế biển ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam đồng thời đã trở thành động lực thúc đẩy q trình phát triển cơng nghiệp hố hiện đại hố đất n-ớc vì biển là cửa ngõ giao l-u với thế giới, tạo điều kiện cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá thuận lợi với chi phí thấp. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vai trò quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của ngành công nghiệp cần đ-ợc đánh giá đúng và chú trọng hơn. Ngồi ra biển cịn là nơi cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho công nghiệp chế biến.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam cần tận dụng tối đa tiềm năng biển trên tất cả các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển. Vì biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến l-ợc khác, đảm bảo cho an ninh năng l-ợng quốc gia, cho đất n-ớc tự chủ hơn trong phát triển kinh tế. Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á là một trong những ku vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có một thị tr-ờng có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu - khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khống sản này. Tổng trữ l-ợng dầu khí ở biển Việt Nam -ớc tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Khi ngành cơng nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác nh- cơng nghiệp hố dầu, giao thông vận tải, th-ơng mại trong n-ớc và khu vực. Ngoài dầu mỏ, biển Việt Nam cịn có nhiều mỏ sa khống và cát thủy tinh có trữ l-ợng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng...Tiềm năng về khí - điện - đạm và năng l-ợng biển cũng rất lớn nh- năng l-ợng gió, năng l-ợng mặt trời, thuỷ triều, sóng và cả thủy nhiệt.

hoàn thành thủ tục kết nạp. Ngày 07 tháng 11 năm 2006, tại trụ sở WTO ở Giơnevơ Thụy Sĩ, Việt Nam được kết nạp vào WTO và Quốc hội nước ta chính thức phê chuẩn Hiệp định gia nhập WTO. Theo quy định của WTO, sau 01 tháng Đại Hội đồng WTO nhận được văn bản phê chuẩn, ngày 10 tháng 01 năm 2007, nước ta chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.

Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đ-ờng biển quan trọng của khu vực cũng nh- của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển l-u thơng hàng hố th-ơng mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của cả n-ớc cũng nh- các n-ớc quanh bờ BĐ. Biển Việt Nam nối thông với nhiều h-ớng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malecka để đi đến ấn Độ D-ơng, Trung Đông, châu Âu, châu Phi, qua eo biển Pasi có thể đi vào Thái Bình D-ơng đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, qua eo biển giữa Philippines và Indonesia Singapore đến Australia và New Zealand... Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển n-ớc ta phát triển, thúc đẩy giao l-u kinh tế, văn hoá giữa n-ớc ta với các n-ớc khác trong khu vực và trên thế giới.

Hệ thống cảng biển của Việt Nam gồm cảng biển và cảng sông với trên khoảng 100 cảng lớn nhỏ, những cảng lớn chủ yếu nằm ở ranh giới thủy triều và châu thổ bồi tụ, nên tàu ra vào cảng phải đi theo luồng lạch và phụ thuộc vào mức n-ớc thuỷ triều. Ven biển miền Trung có nhiều vũng, vịnh n-ớc rất sâu, có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung chuyển cotainer tầm cở quốc tế. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cơ sở đóng tàu quy mơ lớn, cũng nh- xây dựng đội th-ơng thuyến đủ mạnh để buôn bán trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành mạng l-ới cảng biển cùng với các tuyến đ-ờng bộ, đ-ờng sắt ven biển v-ơn tới các vùng sau trong nội địa, đến các tuyến đ-ờng xuyên á cho phép vùng biển và ven biển Việt Nam có khả năng chuyển tải hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của Tổ quốc và ra n-ớc ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Cambodia, góp phần thúc đẩy cực tăng tr-ởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do giữa các n-ớc ASEAN và Trung Quốc.

D-ới đây là một số ngành kinh tế cơ bản của kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Đối với ngành thủy sản

Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất n-ớc, bao gồm các hoạt động khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản, bảo quản, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích tr-ớc mắt và lợi ích lâu dài.

Theo số liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của

ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng sản l-ợng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). B-ớc vào thời kỳ đổi mới, ngành thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, tổng sản l-ợng thủy sản đạt 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (khoảng 1,8 triệu tấn) và nuôi trồng thủy sản ở vùng n-ớc lợ (trên 1 triệu tấn), tăng gấp 3,6 lần so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2000 đạt mốc 1 tỷ USD/năm, năm 2002 đạt mốc 2 tỷ USD/năm, năm 2005 đạt mốc 2,5 tỷ USD/năm, năm 2006 đã đạt 3 tỷ 357 triệu USD và năm 2008 đạt trên 4,5 tỷ USD, đứng vững trong tốp đứng đầu đất n-ớc về kim ngạch xuất khẩu và tiếp tục giữ vững vị trí trong 10 n-ớc xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới.

Mặc dù trong năm 2008 cịn có nhiều khó khăn song xuất khẩu thủy sản cả n-ớc vẫn tăng gần 20% về giá trị. Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả n-ớc đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối l-ợng và 19,8% về giá trị so với năm 2007.

Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối l-ợng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị.

Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị tr-ờng: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam đ-ợc nhập khẩu vào EU, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007. Trong năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong n-ớc cịn gặp nhiều khó khăn song ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đạt 4,5 tỷ USD, v-ợt lên khó khăn, bốn tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả n-ớc đạt 1,05 tỷ USD các mặt hàng xuất khẩu đạt mức cụ thể nh- sau: cá tra, cá basa đạt kim ngạch 265 triệu USD (với khối l-ợng 116.600 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2008); Tôm đạt 234 triệu USD (27.800 tấn gồm cả tôm đông lạnh và tôm chế biến); cá ngừ đạt 28,4 triệu USD (8.870 tấn) kết quả này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong năm 2009 là rất lớn.

Đứng thứ hai là thị tr-ờng Nhật Bản, với khối l-ợng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt trên 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối l-ợng và 11% về giá trị so với năm tr-ớc.

Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị tr-ờng Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị tr-ờng xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của n-ớc này giảm.

Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong tốp các thị tr-ờng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ n-ớc ta. Nửa đầu năm 2008, xuất khẩu tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị tr-ờng này tăng mạnh so với năm 2007. Tuy nhiên những tháng cuối năm lại giảm mạnh nên xuất khẩu cả năm chỉ tăng tr-ởng 10% so với năm 2007.

Qua đó chúng ta thấy rằng ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra nhiều việc làm và thu hút một lực l-ợng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả n-ớc. Mặt khác, ngành thủy sản, có vai trị quan trọng trong việc mở rộng quan hệ th-ơng mại quốc tế. Năm 1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ th-ơng mại với 30 n-ớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001 quan hệ này đã đ-ợc mở rộng ra 60 n-ớc và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 n-ớc và vùng lãnh thổ. Đến năm 2009 đã tăng lên rất nhiều gần 100 n-ớc. Đối với các n-ớc và vùng lãnh thổ có quan hệ th-ơng mại, ngành thủy sản đã tạo dựng đ-ợc uy tín lớn. Những n-ớc có nền cơng nghiệp phát triển cao nh- Mỹ, Nhật Bản và một số n-ớc trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và th-ờng xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào bốn thị tr-ờng chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 n-ớc và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ th-ơng mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đ-ờng mới mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.

Ngành vận tải biển

Hiện nay trên thế giới có khoảng 80% l-ợng hàng hoá đ-ợc vận chuyển bằng đ-ờng biển, điều đó chứng minh cho chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là rất cao, ngành vận tải biển của thế giới ngày càng đ-ợc khẳng định và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam,

90% l-ợng hàng xuất khẩu đ-ợc vận chuyển đi và đến Việt Nam bằng đ-ờng biển. Vì thế, vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đ-ợc Đảng và Nhà n-ớc ta coi trọng trong chiến l-ợc phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới của n-ớc ta.

Trong hội nhập, việc mở rộng giao l-u kinh tế đối ngoại, trao đổi hàng hoá quốc tế diễn ra bắt đầu từ các hoạt động hàng hải, chủ yếu là vận tải trên tuyến quốc tế, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đội tàu biển quốc gia. Chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hố, là động lực thúc đẩy q trình xuất nhập khẩu hàng hố, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp. Trong sản xuất cơng nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa dù trong nội địa hay từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác vận tải biển đã và đang đóng vai trị quan trọng.

Trong xu thế hội nhập ngành vận tải biên Việt Nam đã khẳng định là tiến ra “Hoà

cùng biển lớn”, phát triển đội tàu đạt 7 triệu tấn vào năm 2010, chuyên chở đạt 35%

hàng hoá nội địa và 25% l-ợng hàng hố xuất khẩu, đóng mới các tàu có trọng tải lớn để đáp ứng nhu cầu vào năm 2015. Mặt khác sẽ phát triển mạnh các loại dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế biển. Về công tác quản lý chuyên ngành sẽ tạo khung pháp lý quốc tế hố, thơng thống mà vẫn bảo đảm hội nhập để ngành vận tải biển Việt Nam sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Cảng biển

Xu thế vận tải hiện nay trên thế giới là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các cơng nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa ph-ơng thức và chủ yếu là vận tải bằng đ-ờng biển vì đây là loại hình vận tải ít tốn kém có độ an tồn. Do vậy, việc xây dựng các cảng n-ớc sâu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý điều hành tiên tiến là yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)