Quy hoạch, phát triển vùng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 104 - 109)

Nguồn: Từ Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam năm

2.3.2. Quy hoạch, phát triển vùng biển Việt Nam

Tình hình xây dựng quy hoạch phát triển vùng biển và ven biển ở n-ớc ta

Trong những năm 1995 - 1996, thực hiện chủ tr-ơng chính sách của Đảng và Nhà n-ớc đã đ-ợc cụ thể hoá bằng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu t- đã chỉ đạo Viện chiến l-ợc phát triển thực hiện Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, nhằm tạo căn cứ cho việc chỉ đạo thống nhất các ngành và địa ph-ơng trong quản lý và phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo. Dự án này đ-ợc hồn thành cuối năm 1996 và thơng qua Ban Chỉ đạo Nhà n-ớc về BĐ và các hải đảo tháng 9 năm 1998.

Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo Việt Nam đã đề cập một cách toàn diện các vấn đề phát triển kinh tế biển, trong đó đã xác định rõ những tiềm năng, lợi thế cơ bản của biển và vùng ven biển, đánh giá khá đầy đủ những thành tựu đã đạt đ-ợc cũng nh- những khó khăn, yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo thời gian qua, đồng thời đ-a ra những quan điểm mục tiêu và luận chứng các định h-ớng lớn có tính "Chiến l-ợc và phát triển kinh tế biển trong những năm tr-ớc mắt và triển vọng dài hạn từ năm 2010 và tầm nhìn 2025" [13;tr.73].

Tháng 10 năm 2002, Thủ t-ớng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu t- chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa ph-ơng có biển triển khai đề án "Xây dựng chiến l-ợc phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020" [13;tr.73]. Từ đó làm căn cứ để các ngành và địa ph-ơng có biển xây dựng và triển khai các kế hoạch, các ch-ơng trình và dự án cụ thể để phát triển kinh tế biển thuộc ngành và địa ph-ơng mình. Tồn bộ 29 tỉnh thành có biển trong cả n-ớc đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa ph-ơng đã có đề án riêng về quy hoạch phát triển kinh tế biển nh-: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hố, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Cà Mau, Kiên Giang.

Phân chia các vùng biển và ven biển

Việc phân chia các vùng biển và ven biển ở n-ớc ta là một vấn đề phức tạp. Trong khi việc phân chia các vùng trên đất liền đã đ-ợc nghiên cứu từ khá sớm và t-ơng đối khoa học, thì cho đến nay ch-a có cơng trình nào nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống về phân chia các vùng biển và ven biển Việt Nam. Một số ngành liên quan đến khai thác, quản lý biển và ven biển có quy định phân chia ra các vùng biển và ven biển khác nhau để thuận tiện cho việc chỉ đạo và quản lý, song sự phân chia này chủ yếu mang tính -ớc lệ.

Bộ Thủy sản (tr-ớc tháng 8 năm 2007): Để đánh giá trữ l-ợng và tổ chức, quản lý khai thác hải sản, phân chia vùng biển Việt Nam theo hai h-ớng:

- Phân chia theo chiều dọc: gồm năm vùng là vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển khơi.

- Phân chia theo chiều ngang: gồm hai vùng là vùng Lộng và vùng Khơi.

Trong quy hoạch phát triển của ngành đến năm 2010, Bộ Thủy sản bố trí quy hoạch theo năm vùng kinh tế thủy sản là: vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động khai thác hải sản và phân cấp quản lý biển, bảo đảm khai thác bền vững nguồn lợi hải sản trên các vùng, Bộ Thủy sản chỉ đạo nghiên cứu ph-ơng án phân chia vùng biển Việt Nam theo các tuyến nh- sau:

i. Tuyến ven bờ (từ đ-ờng bờ đến sáu hải lý): giao cho các cộng đồng ng- dân của địa ph-ơng quản lý và khai thác.

ii. Tuyến gần bờ (từ 6 hải lý đến đ-ờng lãnh hải): giao cho tỉnh có vùng biển đó quản lý và khai thác.

iii. Tuyến xa bờ (từ đ-ờng lãnh hải đến hết vùng đặc quyền kinh tế): do Bộ Thủy sản trực tiếp quản lý và khai thác.

iv. Tuyến viễn d-ơng (gồm các vùng biển ngoài vùng đặc quyền kinh tế): việc khai thác phải tuân thủ các điều -ớc quốc tế và các hiệp định mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

Với việc thay đổi cơ cấu Chính phủ, tháng 8 năm 2007, các quy định này sẽ đ-ợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp thu và chỉnh lý cho phù hợp với tình hình.

Bộ Giao thơng Vận tải: trong nghiên cứu chiến l-ợc và quy hoạch mạng l-ới cảng biển và phát triển ngành hàng hải Việt Nam, đã bố trí các ph-ơng án phát triển theo ba vùng là: Vùng Bắc Bộ, Vùng Trung Bộ và Vùng Nam Bộ.

Tổng Cục Khí t-ợng - Thủy văn (cũ) và Bộ Tài nguyên và Môi tr-ờng: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo thời tiết biển, đã phân chia vùng biển và ven biển Việt Nam thành các vùng sau:

ii. Vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ.

iii. Vùng biển Trung Bộ.

iv. Vùng biển Đông Nam Bộ.

v. Vùng biển Vịnh Thái Lan. vi. Vùng biển Bắc Biển Đông.

vii. Vùng biển giữa Biển Đông.

viii. Vùng biển Nam Biển Đơng.

Bộ Quốc phịng: Để đáp ứng u cầu quản lý và kiểm soát biển, đã chia vùng biển Việt Nam theo bốn vùng Hải quân và bốn vùng Cảnh sát biển là:

i. Hải quân vùng 1: từ Móng Cái đến Đèo Ngang.

ii. Hải quân vùng 2: từ Vũng Tàu đến Bạc liêu

ii. Hải quân vùng 3: từ Đèo Ngang đến Đại Lãnh.

iii. Hải quân vùng 4: từ Đại Lãnh đến Sóc Trăng.

iv. Hải quân vùng 5: từ Sóc Trăng đến Hà Tiên Kiên Giang.

Các vùng Cảnh sát biển thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của mình đ-ợc quy định tại Pháp lệnh Lực l-ợng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 26 tháng 01 năm 2008. Pháp lệnh đã quy định phạm vi hoạt động và quản lý của các vùng Cảnh sát biển nh- sau:

i. Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, có trụ sở tại thành phố Hải Phòng.

ii. Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định, có trụ sở tại tỉnh Quảng Nam.

iii. Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

iv. Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, có trụ sở tại tỉnh Cà Mau.

Bộ Kế hoạch và Đầu t-: trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2010, trên cơ sở thu thập, xử lý những thơng tin hiện có về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hiện trạng kinh tế xã hội, tập quán sản xuất của các cộng đồng dân c- ven biển, kết hợp với ý kiến các chuyên gia, đề nghị quy hoạch phân chia vùng biển và ven biển Việt Nam theo năm vùng là:

i. Vùng biển và ven biển Bắc Bộ: gồm dải ven biển từ Móng Cái đến Đèo Ngang và vùng lãnh hải của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ.

ii. Vùng biển và ven biển Trung Bộ: gồm dải ven biển từ Đèo Ngang đến Khánh Hoà và vùng lãnh hải kế cận.

iii. Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ: gồm dải ven biển từ Ninh Thuận đến Sóc Trăng và vùng lãnh hải kế cận Đông Nam Bộ.

iv. Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ: gồm dải ven biển Cà Mau đến Kiên Giang và vùng lãnh hải của Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan.

v. Vùng kinh tế biển khơi: bao gồm toàn bộ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ngoài vùng lãnh hải).

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam vẫn còn thiếu một sự quy hoạch thống nhất các vùng biển, giữa các địa ph-ơng ven biển cũng ch-a xác định rõ ranh giới thẩm quyền, ranh giới quản lý giữa địa ph-ơng và trung -ơng, giữa các ngành với nhau cũng ch-a thống nhất. Điều này gây khó khăn cho việc quy định các khu chức năng theo quy định của Công -ớc 1982 cũng nh- công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm trên biển.

Nghị quyết Trung -ơng lần thứ t- về Chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020 định h-ớng phân chia vùng biển n-ớc ta thành bốn vùng nh- sau:

i. Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình): Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh nịng cốt là cảng biển, cơng nghiệp và du lịch biển làm đầu tàu của phát triển vùng. Hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển. Phát triển các khu kinh tế th-ơng mại gắn với vành

đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở xây dựng tuyến đ-ờng ven biển, các khu kinh tế, các thành phố, thị xã, thị trấn ở dải ven biển.

ii. Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hố - Bình Thuận): Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của n-ớc ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc - Nam, các cảng n-ớc sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, chú trọng phát triển kinh tế hàng hải du lịch.

iii. Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh): Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm h-ớng ra biển của vùng. Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu cơng nghiệp, trong đó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51.

iv. Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang): Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng h-ớng mạnh ra biển. Đến năm 2020 cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất l-ợng cao và trung tâm giao th-ơng quốc tế ven biển phía tây (Rạch Giá - Hà Tiên) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía đơng (Bạc Liêu - Ghềnh Hào - Cà Mau - Năm Căn) gắn với xây dựng khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. Tháng 9 năm 2008, Thủ t-ớng Chính phủ đã quyết định thơng qua quy hoạch các khu kinh tế ven biển Việt Nam gồm 15 khu nh-: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ (Hải Phòng), Nghi Sơn (Hà Tĩnh), Đông Nam (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tỉnh), Hịn La (Quảng Bình), Phú Quốc (Kiên Giang).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)