Đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 135 - 136)

- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên

hợp tác quốc tế về biển và triển vọng kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

3.3.1. Đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển

Tr-ớc hết, đối với các cấp, các ngành, các địa ph-ơng cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của tổ quốc. Bên cạnh xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển. Thực hiện dân sự hoá trên biển, đảo gắn với tổ chức dân c-, tổ chức sản xuất và khai thác biển.

Đồng thời, Nhà n-ớc cần quan tâm sớm có những chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định c- ổn định trên đảo và làm ăn dài ngày trên biển. Thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Tr-ờng Sa, vùng biển, đảo ở Đông Bắc. Hơn nữa, cần xác định rõ những khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phịng, cịn lại cho phép và khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh.

Đảng và Nhà n-ớc, đặc biệt các cấp, các ngành, các địa ph-ơng có liên quan đến biển cần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nắm chắc pháp luật và tập quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu qủa các tranh chấp biển, đảo; không để xảy ra các điểm nóng. Xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Tr-ờng Sa, đấu tranh về quyền điều hành vùng thông báo bay (FIR) phần phía bắc FIR Hồ Chí Minh và đơng nam FIR Hà Nội. Củng cố và mở rộng hợp tác về quốc phòng với các n-ớc ASEAN và Trung Quốc với các hình thức thích hợp. Chúng ta cần tiếp tục đàm phán với các n-ớc láng giềng, các n-ớc có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hồ bình, ổn định và hợp tác trên biển. Hiện nay, một số đảo thuộc vùng biển Việt Nam ch-a đ-ợc đặt tên, cho nên, sớm triển khai và hoàn thành việc đặt tên các đảo ở vùng biển

quốc gia, xây dựng mơ hình tổ chức hành chính và nâng cao năng lực quản lý các huyện đảo, xã đảo, nhằm phát triển mạnh kinh tế, xã hội, bảo vệ môi tr-ờng, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các cấp, các ngành, các chính quyền địa ph-ơng đặc biệt các chính quyền địa ph-ơng trực tiếp quản lý các vùng biển cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến l-ợc của biển. ý thức về biển phải đ-ợc thể hiện đầy đủ trong chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa ph-ơng có biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)