Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 76)

Nguồn: Kringsak Kittichaisree, Luật biển và phân định biển biên giới biển trong vùng Đông Nam á, Oxford University Press,

2.1.1. Tài nguyên sinh vật

Đối với tài nguyên động vật

Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khu hệ cá biển Việt Nam thuộc khu hệ động vật ấn Độ D-ơng - Thái Bình D-ơng. Do vậy, cá biển Việt Nam khơng chỉ phong phú, đa dạng về thành phần lồi, mà cịn có những đặc tr-ng của cá biển nhiệt đới. Theo số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 lồi sinh vật thuỷ sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã đ-ợc biết đến trong các vùng biển - đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 lồi động vật đáy và 2.000 lồi cá. Có 83 lồi sinh vật biển đ-ợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hơ, 5 lồi da gai, 4 lồi tơm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 lồi mực). Biển Việt Nam có 110 lồi cá kinh tế (trích, thu, ngừ, bạc má, hồng, mú, v.v) thuộc 39 họ, tổng trử l-ợng cá biển khoảng 3 - 3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Trong số nguồn lợi về cá, thì cá nổi đóng vai trò rất lớn.

Những đánh giá gần đây cho thấy, trữ l-ợng cá nổi trung bình ở các vùng biển Việt Nam vào khoảng 2.744.900 tấn và khả năng khai thác là 1.372.400 tấn. Trong đó, Vịnh Bắc Bộ: trữ l-ợng là 433.100 tấn và khả năng khai thác là 216.500 tấn, Trung Bộ: trữ l-ợng là 595.600 tấn và khả năng khai thác là 297.800 tấn, Đông Nam Bộ: trữ l-ợng là

(*) Quyết định số 393/TTg ngày 6 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng và đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hốn tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ.

770.800 tấn và khả năng khai thác là 385.400 tấn, Tây Nam Bộ: trữ l-ợng là 945.400 tấn và khả năng khai thác là 472.700 tấn. Trữ l-ợng cá nổi chiếm 54, 37% tổng trử l-ợng cá. Tỷ lệ cá nổi trong tổng trữ l-ợng cá ở vùng biển Việt Nam: vùng biển Vịnh Bắc Bộ (83,3%), Miền Trung (89,0%), Đông Nam Bộ (42,9%), Tây Nam Bộ (62%), các gị nổi (100,0%) và trung bình cho tồn vùng biển là 63,0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)