Hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 118)

- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên

hợp tác quốc tế về biển và triển vọng kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tớ

3.1. Hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Biển có vị trí, vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng đối với các quốc gia có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Từ tr-ớc đến nay, biển luôn là vấn đề đ-ợc các quốc gia đặc biệt quan tâm. Một số n-ớc và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng nh- triển khai lực l-ợng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển ngày càng diễn ra rất gay gắt.

Thế kỷ XXI đ-ợc các nhà chiến l-ợc cho là “thế kỷ của đại dương”, bởi cùng với tốc độ tăng tr-ởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo đ-ợc trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các quốc gia có biển nhất là các n-ớc lớn đều v-ơn ra biển, xây dựng chiến l-ợc biển, tăng c-ờng tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các n-ớc, nhất là các c-ờng quốc đều có thiên h-ớng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình, v-ơn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại d-ơng.

Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc tế về biển cũng không ngừng đ-ợc mở rộng, bao gồm công việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Công -ớc của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực.

Việt Nam là một quốc gia ven biển có những -u thế và vị trí chiến l-ợc đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng n-ớc và giữ n-ớc của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất n-ớc và con ng-ời Việt Nam.

Chính vì vậy, việc xây dựng, quản lý phát triển, bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến l-ợc đối với việc gìn giữ tồn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất n-ớc trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, hợp tác quốc tế về biển phải đặt trong tổng thể Chiến l-ợc, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Chiến l-ợc biển, phù hợp với đ-ờng lối và chính sách đối ngoại Việt Nam.

Hợp tác quốc tế về biển nhằm xây dựng vùng biển hồ bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tơn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và tơn trọng pháp luật Việt Nam và các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế.

Hợp tác quốc tế phải nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, khai thác biển có hiệu quả và phát triển bền vững biển, trong đó đặc biệt chú ý hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế, cùng bảo đảm an ninh chung và giải quyết tranh chấp trên biển.

Hợp tác quốc tế về biển để đ-a Việt Nam vào thế chủ động hội nhập, đ-a vị thế của Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của việt Nam trong việc tham gia các tổ chức quốc tế và điều -ớc quốc tế.

Mục tiêu hợp tác quốc tế về biển là nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Chiến l-ợc biển Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, xuyên suốt của công tác đối ngoại về vùng biển và ven biển là xác lập chủ quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa, các quần đảo Hoàng Sa và Tr-ờng Sa và các hải đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tr-ớc mắt, phải quản lý, bảo vệ tồn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo, duy trì hồ bình, ổn định và hợp tác phát triển. Tiếp tục đàm phán với các n-ớc có tranh chấp trên biển với Việt Nam, xây dựng vùng biển hồ bình, ổn định và hợp tác phát triển.

Mở rộng hợp tác quốc tế và tăng c-ờng quan hệ ngoại giao, đặc biệt với các n-ớc lân cận BĐ và những n-ớc có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ mạnh về biển để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển bên cạnh việc bảo vệ môi tr-ờng biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển, đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo mơi tr-ờng thuận lợi cho phát triển kinh tế, thắt chặt

tình hữu nghị giữa Việt Nam với các n-ớc có biển trong khu vực, trên nguyên tắc giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia trên biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, tiềm năng biển việt nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)