tạo ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Mọi thay đổi trong nhà trường đều có thể không diễn ra thuận lợi, bởi lẽ thường gặp phải những “rào cản” nhất định. Khi phải đối mặt với những nguy cơ thay đổi, người ta thường phản ứng bằng cách xem những thay đổi đó như một mối đe doạ với họ và nhà trường, nhất là khi họ không được tham gia bàn bạc về những tác động của sự thay đổi. Trong vô vàn những rào cản, chúng tôi tổng hợp lại thành năm vấn đề lớn dưới đây:
2.3.6.1. Lãnh đạo nhà trường dẫn dắt sự thay đổi chưa thực sự hiệu quả
Đây là một trong những thách thức lớn trong quá trình quản lý sự thay đổi. Sai lầm lớn nhất được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo khi cố gắng thay đổi trong các trường học của họ là khi họ lao vào hành động mà không cần thiết lập một cảm giác cấp bách về sự thay đổi đủ cao trong đồng nghiệp. Những rào cản thường gặp bao gồm:
- Thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa định hướng phát triển của nhà trường và mục
tiêu của sự thay đổi CTĐT. Thay đổi hữu ích cần một tầm nhìn kết quả tốt giúp chỉ đạo, sắp xếp và truyền cảm hứng cho hành động đến tất cả các thành viên trong trường. Một tổ chức không thể hoạt động hiệu quả mà không có một tầm nhìn. Một tầm nhìn phải được truyền đạt các bên liên quan khác và tuyên bố nhiệm vụ được thiết kế, để mọi người còn lại tham gia tập trung và cùng nhìn về một hướng.
- Lãnh đạo nhà trường có những ưu tiên khác với dự án thay đổi CTĐT. Thay đổi không phải là một sự kiện, mà là một quá trình, do đó điều cần thiết và quan trọng là lập kế hoạch, phát triển và duy trì sự thay đổi dần dần. Trong quá trình thực hiện sự thay đổi nhà trường vẫn phải dồn hết các nguồn lực cho việc duy trì hoạt động đào tạo và các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao khác.
- Thiếu giao phó đầy đủ trách nhiệm cũng như các điều kiện khác cho các
thành viên trong tổ chức về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thay đổi CTĐT.
- Thiếu biện pháp kiểm soát thích hợp và thiếu thông tin phản hồi cần thiết để
điều chỉnh kế hoạch thay đổi CTĐT.
- Lãnh đạo nhà trường chưa tạo được sự gắn kết với lãnh đạo cấp phòng/ khoa, thiếu một hệ thống kế hoạch đồng bộ, thống nhất giữa các cấp quản lý.
Những hạn chế trong quản lý sự thay đổi của lãnh đạo cấp cao được đánh giá là rào cản lớn nhất khi thực hiện thay đổi. Đối với sự thay đổi trong nhà trường, có một lãnh đạo có đủ năng lực và tầm ảnh hưởng đến toàn bộ GV là nhu cầu cấp bách. Người lãnh đạo cần thể hiện sự cam kết quyết liệt, giữ đúng định hướng và động viên GV trong quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT.
2.3.6.2. Chưa cung cấp đủ nguồn lực để quản lý sự thay đổi
Con người và tài chính là những nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên kế hoạch và thực hiện quản lý sự thay đổi. Cụ thể, những hạn chế dưới đây đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của sự thay đổi CTĐT của nhà trường:
- Chưa đủ nguồn lực cần thiết để hỗ trợ quá trình quản lý sự thay đổi như:
thiếu đội ngũ GV có trình độ và năng lực chuyên môn cao; thiếu nguồn kinh phí cho các hoạt động thay đổi như mời chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo;...
- Bên cạnh tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi, GV vẫn phải thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy bình thường, do đó không dành toàn tâm, toàn ý để nghiên cứu về sự thay đổi CTĐT.
- CBQL thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý sự thay đổi để dẫn dắt các hoạt
2.3.6.3. Sự thiếu hợp tác của quản lý cấp phòng/ khoa
Vấn đề gặp phải với đội ngũ quản lý cấp phòng/ khoa là miễn cưỡng ủng hộ hay miễn cưỡng dẫn dắt GV đi theo sự thay đổi đó. Phản kháng từ quản lý cấp
phòng/ khoa sẽ dẫn đến thiếu sự nhất quán và truyền thông không chính xác về sự
thay đổi tới GV. Nguyên nhân chủ yếu là:
- CBQL cấp phòng/ khoa lo sợ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc thay đổi vì không
rõ liệu cuộc thay đổi có thành công không và có mang lại lợi ích cho họ không.
- CBQL cấp phòng/ khoa lo sợ mất quyền lợi khi thực hiện sự thay đổi CTĐT
sang HTTC.
- Khuyến khích chưa đủ mạnh để CBQL cấp phòng/ khoa tự thay đổi
- CBQL cấp phòng/ khoa chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ
quản lý nên thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý sự thay đổi hiệu quả. Mọi phản ứng của CBQL cấp phòng/ khoa đều rất đáng quan tâm bởi vì họ có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt GV trong quá trình thay đổi CTĐT. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần phải có biện pháp để phát huy vai trò của CBQL cấp
phòng/ khoa trong thực hiện sự thay đổi.
2.3.6.4. Sự phản kháng từ phía đội ngũ giảng viên
Đội ngũ GV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT. Khi sự thay đổi xảy ra, GV sẽ có những phản ứng khác nhau và không ít những phản ứng tiêu cực đó trở thành rào cản cho công tác quản lý sự thay đổi. Sự phản kháng của GV thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- GV không hiểu được “Vì sao cần phải thay đổi” hay “Tôi được lợi ích gì từ
những thay đổi này?” Những con đường mới bao giờ cũng bí ẩn, tiềm ẩn những nguy cơ và chất chứa bao mù mờ sau những làn bụi đường. Sẽ có những thay đổi gì trong nhà trường, chúng ta có tiếp nhận điều đó không? Công việc có nặng nhọc hơn không? Phải học những kỹ năng mới trong bao lâu? Liệu có vượt qua được những thách thức? Những cơ hội liệu có thật sự như mong muốn? Một trong những nguyên nhân của những lo âu chính là vì do thiếu thông tin thực tế. Những gì đã qua thì chúng ta biết, song tương lai thì thật là khó đoán định. Con người vốn tò
mò, ưa mạo hiểm, song ra đi khám phá những miền đất mới thì chỉ có một số ít người. Sự bất trắc bao giờ cũng đầy đe dọa.
- GV lo lắng trước triển vọng nghề nghiệp có thể bị ảnh hưởng; lo ngại mất
nguồn thu nhập thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng do phải tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi.
- CBVC gần đến tuổi về hưu không muốn có sự xáo trộn. Những thay đổi dễ
làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Công việc mới đòi hỏi phải thay đổi thói quen và kỹ năng làm việc, thậm chí thay đổi chỗ ở, môi trường sống. Khi rơi vào hoàn cảnh mới con người vốn “lười nhác” rất sợ gồng mình để thích ứng và bao giờ cũng cảm thấy không an toàn. Vì nhiều lý do, nhiều người vẫn còn đang bám chặt vào những thói quen của quá khứ. Thỉnh thoảng sự hài lòng lại gây ra vấn đề. Họ đã thành công và ổn định công việc vậy tại sao phải thay đổi?
- GV hoàn toàn thỏa mãn với CTĐT hiện tại và không muốn phải tìm hiểu
những quy định, hướng dẫn mới về CTĐT theo HTTC.
Trong thay đổi, không thể tránh khỏi phản kháng từ phía người lao động, nhưng nếu hiểu được căn nguyên của những hành động, tư tưởng đó lãnh đạo hoàn toàn có thể có đối sách phù hợp.
2.3.6.5. Truyền thông chưa thực sự hiệu quả
Có rất nhiều lý do dẫn tới truyền thông chưa hiệu quả như:
- Truyền thông không chỉ rõ được đâu là yếu tố cần thiết hay lý do cho sự thay
đổi CTĐT mà có xu hướng chú trọng nhiều vào chi tiết chuyên sâu của kế hoạch thay đổi CTĐT.
- Truyền thông không liên tục và kịp thời trong suốt quá trình diễn ra sự thay
đổi. Điều này làm xuất hiện nhiều tin đồn trong GV khi thực hiện sự thay đổi, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của GV.
- Truyền thông chủ yếu mang tính một chiều, nghĩa là truyền đạt kế hoạch và
các yêu cầu thay đổi mà ít khi xử lý thông tin phản hồi một cách hiệu quả.
- Các phương pháp truyền thông còn hạn chế, chủ yếu thông qua các cuộc
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT
sang HTTC ở trường ĐHSP Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay
trên cơ sở khung lý luận đã được trình bày trong chương 1.
Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng nhận thức của các lực lượng tham gia
trực tiếp quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT sang HTTC cũng như tìm hiểu thực
trạng về công tác quản lý sự thay đổi CTĐT sang HTTC bao gồm: hoạch định; tổ
chức thực hiện; đánh giá và củng cố; khẳng định và tạo động lực cho sự thay đổi. Trong chương 2, luận văn cũng đã tiến hành khảo sát các rào cản đối với công tác quản lý sự thay đổi CTĐT sang HTTC của nhà trường để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm thực hiện thành công sự thay đổi CTĐT.
Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, trong đó triển khai việc
thay đổi CTĐT đáp ứng với yêu cầu của HTTC là một xu thế phát triển tất yếu của GDĐH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Cho đến nay, CTĐT theo HTTC ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng được một số yêu cầu của phương thức đào tạo này. Tuy nhiên, vẫn còn một số yêu cầu của CTĐT theo HTTC mà CTĐT hiện nay của nhà trường chưa đáp ứng được. Nguyên
nhân là do những bất cập về nhận thức một bộ phận CBVC, hạn chế về nguồn lực
và cách thức quản lý sự thay đổi CTĐT theo HCTC của.trường.
Công tác quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC của trường cũng đã đạt được một số thành công trong công tác hoạch định và tổ chức thực hiện sự thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác đánh giá, củng cố sự thay đổi và chiến lược đảm bảo sự tiếp tục đổi mới. Công tác quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC trong thời gian tới nên chú trọng vào việc phát huy các điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để đảm bảo thực hiện thành công sự thay đổi CTĐT theo HTTC.
Từ kết quả thu được trong phần này, kết hợp với cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1, đề tài sẽ đi vào đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý thành công sự thay đổi CTĐT của nhà trường trong thời gian tới trong chương 3 của đề tài.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH