Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

1.2. Một số khái niệm có liên quan đến quản lý sự thay đổi chương trình đào

1.2.5.Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là gì? Đó là câu hỏi khiến nhiều nhà giáo dục học trên thế giới lưu tâm. Thuật ngữ “curriculum” (CTĐT) có nguồn gốc từ thời La Mã, chỉ

con đường hình bầu dục trong trường đua ngựa, nó có nghĩa là “con đường mòn”;

sau này thuật ngữ “curriculum” được sử dụng với nghĩa “chương trình đào tạo” trong giáo dục. Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ “curriculum” đã tạo ra rất nhiều cách hiểu về nó tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau

Theo Paul A. Boot: “Chương trình là những mục tiêu và nội dung mà nhà

trường cung cấp cho sinh viên” [10].

Theo Wentling: “CTĐT là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào

tạo cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ [16].

Theo từ điển Giáo dục học, khái niệm CTĐT được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo” [25].

Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sử dụng quan điểm về CTĐT được quy định trong Luật giáo dục đại học 2012: “CTĐT trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác”

[39]. Theo đó, nội hàm của khái niệm CTĐT mà đề tài nghiên cứu bao gồm:

- Chương trình chi tiết: là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một

khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học; được các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chưong trình khung đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề cương môn học: là bản tóm tắt nội dung môn học nhằm đưa ra mục tiêu,

các nội dung cơ bản của môn học, cách thức kiểm tra – đánh giá môn học và kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Đề cương môn học là một hợp đồng bất thành văn giữa GV và sinh viên, được hội đồng khoa học khoa và nhà trường tổ chức nghiệm thu và công bố rộng rãi trong CTĐT.

- Giáo trình: giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến

thức, kỹ năng quy định trong CTĐT đối với mỗi môn học, ngành học bảo đảm mục

tiêu của các trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)