tạo theo hệ thống tín chỉ
Quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC là một hoạt động quản lý khá mới mẻ đối với lãnh đạo trường ĐHSP TDTT TPHCM nói riêng, các nhà quản lý giáo dục nói chung. Mặc dù chưa được tìm hiểu nhiều về lý thuyết quản lý sự thay đổi nhưng hoạt động này của nhà trường cũng đã đạt được một số thành công sau đây:
- Lãnh đạo nhà trường đã giúp cho đại bộ phận CBVC đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc thay đổi CTĐT theo HTTC và lôi kéo được sự tham gia của đa số GV.
- Các nội dung quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC được lãnh đạo nhà
trường thực hiện đầy đủ.
- Nhìn chung các công tác quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC đều được
đánh giá là thực hiện có hiệu quả đặc biệt là công tác hoạch định và tổ chức thực hiện sự thay đổi. Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch thay đổi CTĐT và triển khai kế hoạch đến các GV, thực hiện việc phân quyền, phân nhiệm đối với các GV và tạo điều kiện cho các GV tham gia vào quá trình thay đổi.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC của trường vẫn còn một số tồn tại sau đây:
- Lãnh đạo nhà trường chưa tạo được cảm nhận cấp bách về sự cần thiết phải
thay đổi, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong CBVC do chưa giúp họ nhận thấy được lợi ích của việc thay đổi CTĐT.
- Công tác đánh giá và củng cố kết quả thực hiện sự thay đổi còn nhiều hạn
chế, chưa mang lại hiệu quả cao, các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện sự thay đổi chưa thực sự khoa học.
- Việc xây dựng các quy định, áp dụng chế độ hỗ trợ đối với CBVC tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi chưa thực sự rõ ràng.
- Việc phát hiện và giải quyết các phản kháng của CBVC trong quá trình thực
hiện sự thay đổi CTĐT chưa được thực hiện kịp thời.
Để thực hiện thành công hoạt động quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC, trong thời gian tới lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu để khắc phục các tồn tại và phát huy những thành tựu đã đạt được trên đây.