hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát thu được từ phiếu điều tra được chúng tôi trình bày sau đây:
Bảng 2.10. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện sự thay đổi CTĐT
TT Nội dung
Mức độ thực
hiện Kết quả thực hiện Có (%) Không (%) TBC CBQL GV/CV TB ĐLC TB ĐLC ND1 Xây dựng hệ thống văn bản quản lý và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thay đổi CTĐT
100 0 2,90 3,22 0,55 2,84 0,60
ND2
Thông báo kế hoạch thay đổi đến từng cá nhân/đơn vị liên quan bằng nhiều hình thức
100 0 3,21 3,44 0,51 3,17 0,50
ND3
Trao đổi, thảo luận về kế hoạch thay đổi CTĐT thông qua các cuộc hội thảo, các cuộc họp cấp trường, cấp khoa
ND4
Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các cá nhân/bộ phận tham gia thực hiện sự thay đổi CTĐT
100 0 3,19 3,22 0,65 3,19 0,60
ND5
Tạo sự cam kết của các cá nhân/đơn vị về việc thực hiện sự thay đổi CTĐT
93,9 6,1 2,43 2,50 0,71 2,42 0,56
ND6
Trao quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ cho cá nhân/bộ phận tham gia thực hiện sự thay đổi CTĐT
100 0 2,74 2,72 0,67 2,74 0,71
ND7
Tập huấn cho CBVC về cách chuyển đổi CTĐT, xây dựng đề cương chi tiết môn học, biên soạn giáo trình
100 0 3,25 3,56 0,62 3,19 0,49
ND8
Huy động, phát triển và phân bổ các nguồn lực cho sự thay đổi CTĐT
100 0 2,75 3,00 0,69 2,71 0,50
ND9
Lãnh đạo nhà trường xem xét một cách nghiêm túc các phản kháng của CBVC và xử lý một cách hiệu quả.
82,5 17,5 1,63 1,72 0,96 1,61 0,83
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, các nội dung trong công tác tổ chức thực hiện sự thay đổi CTĐT theo hệ thống tín chỉ đều được lãnh đạo nhà trường thực hiện đầy đủ. Kết quả thực hiện một số nội dung như sau:
- Nội dung “Xây dựng hệ thống văn bản quản lý và các tài liệu hướng dẫn
thực hiện thay đổi CTĐT” được CBQL và GV đánh giá ở các mức điểm TB lần lượt là 3,22 và 2,84, điểm TBC đạt 2,90 tương ứng với mức khá. Để thực hiện việc thay đổi CTĐT nhà trường đã ban hành một số văn bản quản lý và các tài liệu hướng dẫn chi tiết về cách thiết kế một CTĐT theo hệ thống tín chỉ, cách quy đổi từ đơn vị học trình sang đơn vị tín chỉ. Những tài liệu này đã giúp đội ngũ GV có căn cứ khoa học để thực hiện sự thay đổi.
- Nội dung “Thông báo kế hoạch thay đổi đến từng cá nhân/đơn vị liên quan bằng nhiều hình thức” được đánh giá chung là có hiệu quả thực hiện đạt mức khá với điểm TBC là 3,21. Nội dung này cũng được cả CBQL và GV đánh giá đạt mức khá với số điểm TB lần lượt là 3,44 và 3,17. Theo thông tin mà các GV cung cấp thì nhà trường thông báo kế hoạch thay đổi CTĐT chủ yếu thông qua các cuộc họp cấp trường, cấp khoa, qua email…
- Nội dung “Trao đổi, thảo luận về kế hoạch thay đổi CTĐT thông qua các
cuộc hội thảo, các cuộc họp cấp trường, cấp khoa” được đánh giá đạt hiệu quả thực hiện ở mức khá với điểm TBC là 3,09. Đối với nội dung này, cả CBQL và GV cũng đều đánh giá đạt mức khá với số điểm TB lần lượt là 3,11 và 3,08. Theo các tài liệu mà lãnh đạo nhà trường cung cấp, từ năm học từ 2011 – 2012 đến nay nhà trường đã tổ chức ba cuộc hội thảo về “Cải tiến chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Ngoài ra, vấn đề này cũng được đưa ra thảo luận thông qua các cuộc họp triển khai kế hoạch thay đổi với sự tham gia của tất cả các cá nhân/ bộ phận liên quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của GV những ý kiến phản hồi trong các cuộc họp chưa được xem xét, điều chỉnh một cách nghiêm túc.
- Nội dung “Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các cá nhân/bộ phận
tham gia thực hiện sự thay đổi CTĐT” được cả CBQL và GV đánh giá đạt hiệu quả ở mức khá với số điểm TB lần lượt là 3,22 và 3,19, điểm TBC là 3,19 tương ứng với mức khá. Điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường đã biết huy động và sử dụng nguồn nhân lực của nhà trường cho sự thay đổi một cách khá hợp lý. Tuy nhiên, theo một số GV khi phân công công việc, CBQL chưa xác định rõ kết quả mong đợi đối với từng công việc do đó không có cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân, đơn vị.
- Nội dung “Tạo sự cam kết của các cá nhân/đơn vị về việc thực hiện sự thay
đổi CTĐT” được CBQL đánh giá đạt hiệu quả khá với mức điểm là 2,50 trong khi GV đánh giá ở mức trung bình với 2,42 điểm, trung bình đánh giá của nội dung này đạt 2,43 điểm tương ứng với mức trung bình. Kết quả này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường chưa có được sự cam kết cao của đội ngũ CBVC khi tiến hành thực hiện sự
thay đổi. Đây cũng là một trong những rào cản cho sự thành công của kế hoạch thay đổi. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát về phản ứng tâm lý và mức độ sẵn sàng đối với sự thay đổi của đội ngũ CBVC mà đề tài đã trình bày ở phần trên.
- Nội dung “Trao quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ cho cá nhân/bộ phận
tham gia thực hiện sự thay đổi CTĐT” được đánh giá có kết quả thực hiện đạt mức khá với 2,74 điểm. Nội dung này cũng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức khá với số điểm lần lượt là 2,72 và 2,74. Ở các nội dung khác CBQL thường có mức điểm đánh giá cao hơn so với GV nhưng ở nội dung này GV lại đánh giá cao hơn CBQL.
- Nội dung “Nhà trường tập huấn cho CBVC về cách chuyển đổi CTĐT, xây
dựng đề cương chi tiết môn học, biên soạn giáo trình” được CBQL đánh giá có kết quả thực hiện đạt mức tốt với 3,56 điểm trong khi GV đánh giá chỉ đạt ở mức khá với 3,19 điểm, trung bình chung đánh giá của nội dung này đạt 3,25 điểm tương ứng với mức khá. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cấp trường để thảo luận, trao đổi về cách xây dựng chương trình, cách viết đề cương chi tiết và biên soạn giáo trình. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã cử một số cán bộ ở các khoa và một số GV có năng lực tham gia các cuộc tập huấn, hội thảo lớn ở trong nước về xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ để học tập, nghiên cứu sau đó về trao đổi, hướng dẫn cho các GV khác trong khoa. Chính những kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình học tập, trao đổi này đã giúp các GV bước vào quá trình thực hiện sự thay đổi một cách thuận lợi hơn.
- Nội dung “Huy động, phát triển và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn
lực cho sự thay đổi CTĐT” được CBQL và GV đánh giá với các mức điểm lần lượt là 3,00 và 2,71, đánh giá chung của nội dung này đạt mức khá với 2,75 điểm. Qua kết quả đánh giá này chứng tỏ nhà trường chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm huy động, phát triển và phân bố các nguồn lực cho sự thay đổi.
- Nội dung “Lãnh đạo nhà trường xem xét một cách nghiêm túc các phản
giá đạt mức trung bình với số điểm lần lượt là 1,72 và 1,61, mức điểm TBC đạt 1,63 tương ứng với mức trung bình. Như vậy, trong số các nội dung trong phần tổ chức thực hiến sự thay đổi thì đây là nội dung duy nhất bị đánh giá ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng đàm phán, thương lượng của lãnh đạo nhà trường chưa được tốt và lãnh đạo nhà trường cũng chưa quan tâm đúng mức đến ý nghĩa của việc hạn chế các phản kháng. Đây là một rào cản to lớn đối với sự thành công của dự án thay đổi CTĐT.
Như vậy, trong công tác tổ chức thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC thì nội dung được đánh giá cao nhất là “Nhà trường tập huấn cho CBVC về cách chuyển đổi CTĐT, xây dựng đề cương chi tiết môn học, biên soạn giáo trình”. Hai nội dung bị đánh giá có kết quả thực hiện thấp nhất chính là “Tạo sự cam kết của các cá nhân/đơn vị về việc thực hiện sự thay đổi CTĐT” và “Lãnh đạo nhà trường xem xét một cách nghiêm túc các phản kháng của CBVC và xử lý chúng một cách hiệu quả” . Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở mức khá.
Qua kết quả khảo sát, phân tích trên cho thấy: Nhà trường đã tổ chức thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC với đầy đủ các nội dung cần thiết. Hầu hết các nội dung được đánh giá đạt hiệu quả thực hiện khá cao. Tuy nhiên, còn hạn chế trong việc phát hiện và giải quyết các phản kháng diễn ra trong quá trình thực hiện sự thay đổi. Đây là một nội dung thuộc về đặc thù của công tác quản lý sự thay đổi. Điều này chứng tỏ quản lý sự thay đổi còn là một vấn đề khá khó khăn đối với lãnh đạo nhà trường.