Mối liên hệ giữa độ tuổi và thái độ đối với sự thay đổi CTĐT

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Nội dung Value df P

Mối liên hệ giữa độ tuổi và phản ứng tâm

lý của CBVC 19.518

a

6 0.003

Mối liên hệ giữa độ tuổi và cách thức

tham gia sự thay đổi CTĐT của CBVC 14.503

a

4 0.006

Kết quả ở Bảng 2.6 cho thấy:

- Độ tuổi của CBVC có ảnh hưởng đến phản ứng tâm lý đối với sự thay đổi

CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP TDTT TPHCM (P=0,003<α = 0,05,);

- Độ tuổi của CBVC có ảnh hưởng đến cách thức tham gia vào quá trình thực

hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP TDTT TPHCM (P = 0,006< α

= 0,05). Do đó trong quá trình quản lý sự thay đổi, lãnh đạo nhà trường cần có các

biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Như vậy, có thể kết luận: độ tuổi của CBVC nhà trường có ảnh hưởng đến thái độ đối với sự thay đổi CTĐT theo HTTC.

Đánh giá chung về thực trạng nhận thức và thái độ của CBVC nhà trường đối với sự thay đổi CTĐT từ niên chế sang tín chỉ:

- Một bộ phận CBVC chưa nhận thức được sự cần thiết thay đổi CTĐT, chưa

sẵn sàng tham gia vào thực hiện quá trình thay đổi, thói quen và sức ỳ của CBVC đối với sự thay đổi CTĐT còn khá cao.

- CBVC càng lớn tuổi càng đánh giá thấp sự cần thiết phải thay đổi CTĐT,

do đó mức độ ủng hộ đối với sự thay đổi cũng thấp hơn so với nhóm CBVC trẻ tuổi.

- Từ nhận thức đến hành động của CBVC đối với sự thay đổi CTĐT còn là

thiết và rất cần thiết, nhưng chỉ có 60,5% CBVC ủng hộ, hào hứng với sự thay đổi và chỉ có 49,1% CBVC sẵn sàng xung phong đi đầu trong quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT.

- CBVC càng lớn tuổi càng ít hào hứng đối với sự thay đổi.

Qua những kết luận trên, chúng tôi nhận thấy muốn quản lý sự thay đổi đạt kết quả cao, CBQL nhà trường cần có những phương pháp và cách thức quản lý sự thay đổi phù hợp với từng đối tượng.

2.2.2. Thực trạng quá trình thực hiện sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu văn bản lưu trữ của trường, kể từ năm học 2010-2011 nhà trường đã triển khai thực hiện việc cải tiến CTĐT sang CTĐT theo HTTC. Đội ngũ

CBQLvà GV các khoa đào tạo đã được thông báo chủ trương, tập huấn về nội

dung, kế hoạch và cách thức thực hiện việc thay đổi chương trình đào tạo sang HTTC.

Chương trình đào tạo theo HTTC được xây dựng căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đảm bảo nội dung tối thiểu). Chương trình đào tạo được xây dựng lại trên cơ sở kế thừa và phát triển CTĐT theo hình thức niên chế, đảm bảo tính chất cơ bản, cập nhật, thực tiễn, khoa học, có chú ý tới thực tế của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình đào tạo được thiết kế bằng cách tổ hợp một cách hiệu quả các môn học đã có trong nguồn tài nguyên các môn học của trường với các mã số đã được xác định hoặc kết hợp thêm một số môn học mới nhưng phải đảm bảo nội dung của các môn học và nội dung của chương trình phù hợp với tên ngành đào tạo.

Các môn học có mã số mới phải đảm bảo phù hợp về thời lượng, số tín chỉ, nội dung giảng dạy trong các chương trình đào tạo hiện có ở các trường đại học trong nước (hoặc nước ngoài).

Các môn học trong chương trình đào tạo được tổ hợp có sự hỗ trợ lẫn nhau; có tính kế thừa, đảm bảo quá trình phát triển hệ thống của sản phẩm đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng, vừa ở mức độ cơ bản, vừa ở mức nâng cao.

Khảo sát về quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT của nhà trường chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)