Quản lý sự thay đổi

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

1.2. Một số khái niệm có liên quan đến quản lý sự thay đổi chương trình đào

1.2.6. Quản lý sự thay đổi

Hiện nhiều có tác giả, xuất phát từ những mục tiêu, đối tượng và các lĩnh vực khác nhau nên có những cách tiếp cận nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lý sự thay đổi.

Khi xem xét dưới góc độ khoa học quản lý: Quản lý sự thay đổi là quá trình tổ

chức và quản lý hướng tới việc chỉnh sửa cái cũ để thích ứng với những cái mới nhằm tạo ra kết quả tốt hơn, lựa chọn những thay đổi làm sao cho công việc có hiệu quả hơn, tận dụng khả năng để làm cho sự thay đổi phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của chúng ta.

Theo Prosci: “Quản lý sự thay đổi là sự ứng dụng một quá trình có cấu trúc

và thiết lập những công cụ cho những người dẫn dắt sự thay đổi để đạt được những

kết quả mong muốn” [51].

Theo Đặng Xuân Hải: “Quản lý sự thay đổi thực chất là xác định trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi, xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi” [22]. Tuy nhiên, trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất được coi trọng.

“Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay

đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không gây ra sự xáo trộn nếu không thật sự cần thiết” [22]. Trong quá trình quản lý sự thay đổi người quản lý cần phải quyết định xem mình muốn đạt được điều gì và nên thực hiện sự thay đổi đó bằng cách nào. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định, họ cần phải hiểu rõ nội dung và đặc điểm của sự thay đổi, vì sự thay đổi luôn luôn phải cụ thể, không có sự thay đổi chung chung.

Quản lý thay đổi trong giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng thực chất là

quá trình duy trì “cân bằng động” giữa yêu cầu của kinh tế - xã hội với chuẩn đầu

ra của sản phẩm đào tạo của các nhà trường khi yêu cầu của kinh tế - xã hội luôn thay đổi.

Trên cơ sở những khái niệm trên, căn cứ vào đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan niệm rằng: Quản lý sự thay đổi CTĐT từ CTĐT theo hình thức niên chế sang CTĐT theo HTTC là một quá trình tổ chức, lãnh đạo các hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chuyển đổi CTĐT theo hình thức niên chế sang một CTĐT theo HTTC nhằm đạt được những mục tiêu phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)