Hỗ trợ nguồn lực và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 115)

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mọi chủ trương dù có đúng thì tính khả thi của nó còn phụ thuộc vào điều

kiện, nguồn lực triển khai chủ trương đó. Biện pháp này nhằm tăng tính khả thi của

quyết định chuyển đổi sang CTĐT theo HCTC, đảm bảo triển khai sự thay đổi

3.3.4.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp

* Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo HTTC

Để thực hiện việc thay đổi CTĐT theo HTTC, người GV phải có những hiểu biết sâu sắc về dạy học theo HTTC nói chung, về CTĐT theo HTTC nói riêng. Họ phải là những chuyên gia về CTĐT theo HTTC, hiểu rõ những đặc điểm bản chất của một CTĐT theo HTTC. Họ phải là những nhà phát triển chương trình,

là người có kiến thức chuyên môn vững vàng và luôn được cập nhật.

Nếu thực hiện tốt các yêu cầu này thì mới có thể tạo ra một CTĐT theo đúng bản chất của đào tạo theo tín chỉ, trái lại nếu GV chưa nắm vững các yêu cầu này thì không thể tạo ra một CTĐT theo HTTC có chất lượng và đảm bảo yêu cầu.

- Lên kế hoạch phát triển chuyên môn cho GV để thực hiện sự thay đổi: xác

định đầy đủ những năng lực và kỹ năng cơ bản mà GV cần có để đảm bảo sự thay đổi được thực hiện và đạt hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng nhu cầu thực hiện thay đổi CTĐT.

- Để thực hiện việc cải tiến thường xuyên CTĐT theo HCTC, nhà trường cần

phải có đủ số lượng GV có trình độ đáp ứng được yêu cầu mới. Vì vậy, chú ý tăng số lượng GV khi thực hiện việc thay đổi CTĐT theo HCTC là điều cần quan tâm

thường xuyên.

- Xu thế hội nhập dẫn đến nhu cầu phải quốc tế hóa đội ngũ giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Nếu chỉ sử dụng đội ngũ GV trong nước thì sẽ không đủ về số lượng cũng như chất lượng. Nhà trường cần có qui chế mở rộng

nguồn nhân lực để khai thác nguồn nhân lực nước ngoài.

- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ để lực lượng nòng cốt này

nhanh chóng trưởng thành trong chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và quản lý giáo

dục. Các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, các dự án, đề tài khoa học ... là

những cơ hội tốt để bồi dưỡng thế hệ trẻ.

- Đánh giá GV thông qua các tiêu chuẩn và tiêu chí nên được coi là một

vấn đề tuyển dụng, phân công giảng dạy, phong chức danh, tăng lương...Tuy nhiên

công tác đánh giá này cần nghiêm túc, công minh thì mới đạt hiệu quả như

mong muốn.

- Để phát triển toàn diện đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng của QTDH,

nhà trường cần phải có cơ chế bồi dưỡng, chọn lọc, bổ sung liên tục đội ngũ GV.

Bên cạnh đó, một biện pháp quan trọng, góp phần động viên, khuyến khích cán bộ giảng dạy trẻ là các hình thức khen thưởng và các chính sách hỗ trợ.

Một điều kiện không thể không nói đến ở đây là tâm thế của GV khi thực hiện cải tiến CTĐT theo HTTC. Để cải tiến CTĐT theo đáp ứng đúng yêu cầu theo đào tạo tín chỉ người GV phải đầu tư nhiều công sức và việc tính toán “công sức”

của người GV cần được thực hiện đồng bộ với yêu cầu. Khi chuyển đổi sang học

chế tín chỉ là một yêu cầu bắt buộc của Bộ GDĐT, các trường phải xác định những phương cách sử dụng nguồn lực sao cho giảng viên và các nhà quản lý được giải phóng khỏi khối lượng công việc giảng dạy và sự vụ thông thường để giải quyết những vấn đề đầy thử thách của việc cải tiến liên tục CTĐT.

* Hỗ trợ các nguồn lực cho việc thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HCTC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xem xét một cách rõ ràng các chi phí của quá trình thực hiện sự thay đổi và

xác định các yếu tố cần thiết để quản lý thành công sự thay đổi CTĐT trong nhà trường.

- Dự kiến những nguồn lực cần thiết đảm bảo quá trình thực hiện sự thay đổi

CTĐT diễn ra và duy trì những kết quả đạt được (đặc biệt là đội ngũ giảng viên tham gia biên soạn đề cương, nội dung bài giảng).

- Ban giám hiệu chỉ đạo các khoa/ bộ môn xây dựng kế hoạch thực hiện sự

thay đổi CTĐT ở đơn vị trong đó có phần dự trù các nguồn lực cho các phần việc mà đơn vị được phân công.

- Lãnh đạo nhà trường tổng hợp kế hoạch của các đơn vị. Trên cơ sở nguồn

kinh phí chung của trường cho công tác thay đổi CTĐT, nhà trường sẽ phân bổ các nguồn lực cho các đơn vị một cách phù hợp.

- Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ nghiên cứu, hệ thống thư viện, hạ tầng công nghệ thông tin, môi trường nghiên cứu…để đáp ứng các yêu cầu của việc triển khai thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HCTC là những điều kiện không thể thiếu.

- Nhà trường và các khoa cần trang bị các phòng đọc điện tử, kết nối mạng

internet để giúp GV tiếp cận được với các tài liệu số hoá và một khối lượng kiến thức khổng lồ cập nhật nhằm cập nhật những thông tin về các CTĐT tiên tiến trong nước và trên thế giới. Tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng nguồn tư liệu điện tử bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại.

- Liên kết với các Viện nghiên cứu, các cơ sở ngoài nhà trường, các hiệp hội nghề nghiệp để trao đổi thông tin và cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác thay đổi CTĐT theo HTTC.

Thay đổi thành công thường đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn để hỗ trợ quá trình này. Không cung cấp đủ nguồn lực hỗ trợ cho sự thay đổi dẫn đến kế hoạch được thực hiện yếu ớt, thậm chí cấp độ cao hơn có thể dẫn đến căng thẳng giữa các cá nhân, và thậm chí bỏ bê các hoạt động và chức năng cốt lõi của tổ chức.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 115)