chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành niềm tin, và thúc đẩy con người hành động. Nhận thức đúng mới có thể dẫn tới hành động đúng. Việc thay đổi CTĐT theo HTTC chỉ có thể được thực hiện thành công khi CBQL và GV có nhận thức đúng về tầm quan trọng và mục đích của sự thay đổi. Nhà quản lý phải làm sao để mọi người cùng chia sẻ chủ trương cải tiến CTĐT theo hệ thống tín chỉ và thay đổi thói quen, phá vỡ sức ỳ của CBVC, làm cho họ cảm thấy việc cải tiến CTĐT cho phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ không phải là một chủ trương áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lượng và hiệu quả dạy học của nhà trường.
3.2.1.2 Nội dung biện pháp
Để có thể hiện thực hoá được những yếu tố tích cực của CTĐT theo HCTC,
nhà trường cần phải có các biện pháp tích cực để tuyên truyền, bồi dưỡng những
hiểu biết, những tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm thay đổi nhận thức về sự thay đổi CTĐT theo HCTC cho các chủ thể tham gia trực tiếp quá trình này, đó là CBQL
và GV. Cần tạo ra được sự đồng thuận sâu sắc giữa các cấp lãnh đạo Đảng, chính
quyền và toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường trong việc quyết tâm thay đổi CTĐT.
3.2.1.3.Cách thức thực hiện biện pháp
- Trường tổ chức quán triệt chủ trương thay đổi CTĐT theo HTTC hiện nay
cho các CBQL cấp khoa và CBQL cấp khoa chịu trách nhiệm phổ biến cho tất cả GV ở khoa mình phụ trách. Khoa phổ biến các văn bản chỉ đạo đổi mới của các cấp quản lý giáo dục như các chỉ thị, các nghị quyết, quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ về cải tiến chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Lập kế hoạch và các thủ tục hành chính chuẩn mực (như các quy định, hướng dẫn chuyển đổi chương trình...) càng sớm càng tốt.
- Tạo dựng sự tin tưởng vào kết quả sự thay đổi bằng cách in ấn các văn bản hướng dẫn, các kỹ thuật giao lưu, cộng tác. Quá trình quản lý sự thay đổi thường đối mặt với sự “bất định”, vì không ai có thể lường trước được mọi việc xảy ra trong quá trình chỉ đạo thay đổi. Không hấp tấp và cứng nhắc, những điều chỉnh khi có những bằng chứng cụ thể cần phải được tiến hành ngay.
- Lãnh đạo nhà trường cần có sự thống nhất cao về nhận thức và đưa ra lộ
trình thực hiện cụ thể kèm theo các chủ trương, nghị quyết để thực hiện lộ trình đó và chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt.
- Tạo được sự nhất trí ở tất cả các cấp, thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng
ủy; các văn bản chỉ đạo của Ban giám hiệu; các văn bản triển khai chỉ đạo của các phòng, ban, khoa…, đặc biệt là bản cam kết thực hiện của lãnh đạo, cán bộ quản lý và giảng viên trong trường.
- Tiếp đó, các khoa chuyên môn và các phòng chức năng lên kế hoạch và chương trình hành động cụ thể cho đơn vị mình để triển khai các nghị quyết của Đảng ủy và chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
- Lãnh đạo nhà trường mời các chuyên gia về cải tiến CTĐT theo HTTC để
trực tiếp giải đáp thắc mắc cho cán bộ, giảng viên, đặc biệt là những vấn đề còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Những người tham gia vào thực hiện quá trình thay đổi CTĐT phải bám sát lộ trình chung của toàn trường và kế hoạch hành động riêng của bộ phận mình.
- Khi triển khai thực hiện kế hoạch thay đổi CTĐT theo HTTC, cần huy động
tất cả các khoa/ bộ môn tham gia với sự phân công trách nhiệm rõ ràng tránh tình
trạng chồng chéo công việc hoặc chỉ có một vài bộ phận thực hiện.
- Tổ chức các hội thảo cấp trường về thay đổi CTĐT theo HTTC
- Tổ chức các lớp tập huấn cho GV để nâng cao nhận thức về các yếu tố tích
cực của học chế tín chỉ; về vai trò, mục đích, nguyên tắc của việc thay đổi CTĐT theo HTTC, từ đó vận dụng tích cực và hiệu quả vào các công việc của mình. Giảng viên phải nắm vững các quy định mới về CTĐT theo HTTC nhằm đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện cải tiến CTĐT.
- Sưu tầm những tài liệu hướng dẫn cải tiến CTĐT theo HTTC phù hợp.
- Tìm cho được một vài điển hình nhiệt tình tham gia quá trình thay đổi CTĐT
theo HTTC trong trường/ khoa để kích thích phong trào.
- Tạo điều kiện cho những GV có thành tích tốt hoặc có tâm huyết trong cải
tiến CTĐT và ham muốn tìm hiểu về CTĐT theo HTTC đi dự các đợt bồi dưỡng, tập huấn trong các dự án giáo dục của các tổ chức trong và ngoài nước để tạo động lực và kích thích phong trào.
- Đáp ứng tối đa trong điều kiện có thể mọi yêu cầu của GV xung phong đi
đầu trong cải tiến CTĐT.
- Tạo cơ chế hỗ trợ các nguồn lực và khuyến khích việc cải tiến CTĐT theo
hướng ngày càng phù hợp với học chế tín chỉ