Thực trạng đánh giá và củng cố sự thay đổi chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát về thực trạng công tác đánh giá và củng cố sự thay đổi CTĐT chúng

Bảng 2.11. Thực trạng đánh giá và củng cố kết quả sự thay đổi CTĐT theo HTTC TT Nội dung TT Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện (%) Không (%) TBC CBQL GV/CV TB ĐLC TB ĐLC ND1

Ban chỉ đạo thay đổi theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thay đổi CTĐT

82,5 17,5

2,86 3,11 0,68 2,81 0,47

ND2

Ban chỉ đạo kiểm tra sự phù hợp của mục tiêu và kế hoạch thay đổi CTĐT để điều chỉnh khi cần thiết

72,6 27,4

1,66 1,83 0,79 1,62 0,61

ND3 Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả sự thay đổi CTĐT

100 0

1,91 2,00 0,88 1,88 0,67

ND4

Đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện sự thay đổi CTĐT

95,3 4,7

2,41 2,67 0,97 2,36 0,56

ND5

Lãnh đạo nhà trường hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho GV tiếp tục thực hiện sự thay đổi CTĐT 100 0 2,74 3,39 0,61 2,61 0,62 ND6 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi về sự thay đổi CTĐT

100 0

2,40 2,94 0,24 2,30 0,46

ND7

Thiết lập hệ thống khen thưởng đối với CBVC tham gia thực hiện sự thay đổi CTĐT

100 0

2,01 2,50 0,62 1,92 0,64

ND8

Điều chỉnh cơ cấu tổ chức để thích ứng với sự thay đổi CTĐT

100 0

Qua Bảng 2.11 có thể thấy, tất cả các nội dung của công tác đánh giá và củng cố sự thay đổi CTĐT theo HTTC đều được nhà trường thực hiện đầy đủ. Điều này được thể hiện qua kết quả xác nhận có thực hiện của CBVC với tỷ lệ cao (từ 72,6% đến 100%). Kết quả thực hiện các nội dung được đánh giá cụ như sau:

- Nội dung “Ban chỉ đạo thay đổi theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thay đổi

CTĐT” được đánh giá với mức điểm TBC là 2,86 tương ứng với mức khá. Nội dung này được CBQL đánh giá với mức điểm là 3,11 và GV đánh giá ở mức 2,81 cùng ở mức khá. Như vậy, qua kết quả này ta có thể khẳng định, Ban chỉ đạo sự thay đổi CTĐT có thực hiện việc theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thay đổi. Qua tìm hiểu một số CBQL cấp phòng/ khoa thì lãnh đạo nhà trường có yêu cầu các trưởng đơn vị báo cáo về tiến độ thực hiện công việc mà đơn vị được giao trong dự án thay đổi trong các cuộc họp giao ban và có đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng tiến độ. Tuy nhiên, việc theo dõi này chưa được thực hiện thường xuyên và thiếu sâu sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung “Ban chỉ đạo kiểm tra sự phù hợp của mục tiêu và kế hoạch thay

đổi CTĐT để điều chỉnh khi cần thiết” được đánh giá ở mức trung bình với 1,66 điểm. Nội dung này cũng được cả CBQL và GV đánh giá là có kết quả thực hiện ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 1,83 và 1,62. Qua những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy thời điểm hoàn thành việc chuyển đổi CTĐT, viết đề cương chi tiết môn học và biên soạn giáo trình trễ hơn gần một năm học so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, theo ý kiến của các GV thì đây không phải là sự điều chỉnh kế hoạch có chủ ý của Ban lãnh đạo mà là do một số cá nhân, đơn vị không hoàn thành công việc đúng hạn. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng không thường

xuyên đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch thay đổi do đó kế hoạch thay đổi CTĐT

bị trì trệ, kéo dài.

- Nội dung “Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả sự thay đổi CTĐT phù hợp”

có kết quả đánh giá TBC đạt mức trung bình với 1,91 điểm, CBQL và GV cũng đánh giá ở mức trung bình với mức điểm TB lần lượt là 2,00 và 1,88. Qua tìm hiểu, một số GV cho rằng các tiêu chí đánh giá kết quả sự thay đổi CTĐT chưa đầy đủ,

chưa cụ thể, rõ ràng, chủ yếu mang tính định lượng nên rất khó vận dụng khi đánh giá.

- Nội dung “Đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện sự thay đổi CTĐT”

được đánh giá là có kết quả thực hiện ở mức trung bình với số điểm TBC là 2,41. Nội dung này được CBQL đánh giá đạt mức khá với số điểm TB là 2,67 và GV đánh giá ở mức trung bình với số điểm TB 2,36.

- Nội dung “Lãnh đạo nhà trường hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi cho GV tiếp

tục thực hiện sự thay đổi CTĐT” được cả CBQL và GV đánh giá có kết quả thực hiện ở mức khá với số điểm TB lần lượt là 3,39 và 2,61, điểm TBC đạt 2,74 tương ứng với mức khá. Điều này chứng tỏ nhà trường đã quan tâm đến vấn đề củng cố sự thay đổi CTĐT.

- Nội dung “Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi về sự thay đổi” được CBQL

đánh giá có kết quả thực hiện đạt mức khá với số điểm TB là 2,94, trong khi đó GV đánh giá nội dung này ở mức trung bình với số điểm là 2,30. Đánh giá chung của nội dung này đạt số điểm TB là 2,40 tương ứng với mức trung bình.

- Nội dung “Thiết lập hệ thống khen thưởng, trách phạt” có kết quả đánh giá

chung đạt mức trung bình với số điểm TB là 2,01. Nội dung này được CBQL đánh giá ở mức khá với 2,50 điểm và GV đánh giá ở mức trung bình với 1,92 điểm. Theo kết quả mà chúng tôi tìm hiểu được thì nhà trường không xây dựng hệ thống khen thưởng riêng cho dự án thay đổi CTĐT mà chỉ đưa các kết quả đó vào trong tiêu chí đánh giá viên chức cuối năm học. Tất cả những GV tham gia công tác chuyển đổi CTĐT, biên soạn giáo trình không tính đến mức độ hoàn thành công việc đều được xét các danh hiệu thi đua.

- Nội dung “Điều chỉnh cơ cấu tổ chức để thích ứng với sự thay đổi CTĐT”

được CBQL đánh giá có kết quả thực hiện ở mức khá với số điểm lần lượt là 3,22 nhưng lại chỉ được GV đánh giá ở mức trung bình với số điểm là 2,49, kết quả đánh giá chung đạt 2,61 điểm tương ứng với mức khá. Theo báo cáo của phòng Tổ chức, tính đến năm học 2013 – 2014 nhà trường đã thành lập 3 khoa mới trên cơ sở nâng cấp các bộ môn.

Như vậy, trong tất cả các nội dung thuộc công tác đánh giá và củng cố kết quả sự thay đổi CTĐT theo HTTC, không có nội dung nào được đánh giá có kết quả thực hiện tốt, trong khi đó có tới bốn nội dung bị đánh giá ở mức trung bình, năm nội dung còn lại được đánh giá ở mức khá nhưng điểm TB cho các nội dung này không cao. Điều này chứng tỏ, kỹ năng của lãnh đạo nhà trường đối với việc củng cố và đánh giá sự thay đổi chưa được khả quan, có vẻ còn lung túng trong một số vấn đề. Do vậy, lãnh đạo nhà trường cần chú ý bồi dưỡng những kỹ năng này để có thể thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong công tác quản lý sự thay đổi.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)