TT Độ tuổi Hào hứng Phân vân, lo lắng Không muốn tham gia Không quan tâm N % N % N % N % 1 Dưới 35 tuổi 32 72,7 12 27,3 0 0 0 0 2 Từ 35 đến 50 tuổi 23 62,2 12 32,4 2 5,4 0 0 3 Trên 50 tuổi 14 42,4 10 30,3 6 18,2 3 9,1 4 TBC 69 60,5 34 29,8 8 7,0 3 2,6
Qua Bảng 2.4 cho thấy: Đa số CBVC hào hứng với sự thay đổi (60,5%), bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ rơi vào cảm giác phân vân, lo lắng (29,8%), một số người lại cảm thấy ngại thay đổi (7,0%) thậm chí không quan tâm (2,6%). Qua kết quả trên, ta có thể thấy một số lượng không nhỏ CBVC (39,5%) chưa sẵn sàng đón nhận sự thay đổi. Đây là một rào cản lớn đối với quá trình thực hiện sự thay đổi, và nhà quản lý cần phải có chiến lược ”giải tỏa” tâm lý cho đội ngũ này.
Kết quả ở bảng 2.4 được chúng tôi thể hiện trong Biểu đồ 2.3.
Qua Biểu đồ 2.3 có thể thấy: Có sự phân hóa khá rõ về phản ứng của CBVC giữa các độ tuổi khác nhau đối với sự thay đổi. Độ tuổi dưới 35 có mức độ sẵn sàng cao nhất với 72,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi, xếp thứ 2 là CBVC có độ tuổi từ 35 đến 50 với 62,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi và thấp nhất là CBVC ở độ tuổi trên 50 với 42,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi. Sự phân vân, lo lắng đối với sự thay đổi xuất hiện nhiều hơn đối với độ tuổi từ 35 đến 50 (32,4%) và trên 50
(30,3%), thấp nhất ở độ tuổi dưới 35 với 27,3% . Ngại thay đổi là phản ứng tâm lý
xuất hiện nhiều nhất ở CBVC có độ tuổi trên 50 (18,2%).
Khảo sát về thực trạng cách thức tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi
CTĐT của CBVC chúng tôi thu được kết quả như sau sau: