Khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 124)

Khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp (%) TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không ý kiến 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBVC về sự thay đổi CTĐT

58,8 38,6 0 0 2.6 3,51 2

2

Xây dựng kế hoạch quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC của nhà trường

61,4 38,6 0 0 0 3,61 1

3 Tăng cường truyền thông cho

sự thay đổi 28.9 64.0 7 0 0 3,22 4

4

Hỗ trợ những nguồn lực và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV

21,9 75,4 2,6 0 0 3,19 5

5 Tăng cường năng lực quản lý

sự thay đổi cho CBQL 30,7 61,4 5,3 0 2.6 3,18 6

6

Phát hiện và giải quyết kịp thời các phản kháng trong quá trình thực hiện sự thay đổi

43,0 55,3 1,8 0 0 3,35 3

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp mà luận văn đề xuất đều được đánh giá ở mức rất khả thi và khả thi (điểm trung bình từ 3,18 đến 3,70). Trong đó biện pháp có tính khả thi cao nhất là “Xây dựng kế hoạch quản lý sự thay đổi của nhà trường” (Thứ bậc 1) do biện pháp này mang tính chủ động của các nhà quản lý và giảng viên với những bước triển khai rõ ràng.

Một số biện pháp được đánh giá tính khả thi ở mức độ không cao như “Nâng

cao nhận thức của đội ngũ CBVC về sự thay đổi CTĐT” (Thứ bậc 5) và “Tăng

cường năng lực quản lý sự thay đổi cho CBQL”(Thứ bậc 6).

So sánh các biện pháp đã đề xuất thông qua đánh giá về mức độ cần thiết,

mức độ khả thi được trình bày trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Biểu đồ trên cho thấy có một số biện pháp rất thuận lợi khi triển khai bởi tính khả thi và tính cần thiết đều ở mức độ cao. Điển hình là biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBVC về sự thay đổi CTĐT” và “Xây dựng kế hoạch quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC của nhà trường”.

Trong khi đó, một số biện pháp cần thiết nhưng mức độ khả thi được đánh giá

là chưa cao, chẳng hạn biện pháp Hỗ trợ những nguồn lực và bồi dưỡng năng lực

cho đội ngũ GV (BP 4); Tăng cường năng lực quản lý sự thay đổi cho CBQL

(BP5). Vì vậy, khi tiến hành các biện pháp này các trường cần có sự đầu tư thích

đáng nhằm tăng cường khả năng thực hiện.

Tìm ra đúng hướng để thực hiện và đặt các trọng số ưu tiên phù hợp với các

biện pháp sẽ góp phần đáng kể trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp QL đã đề xuất nhằm triển khai thực hiện việc thay đổi CTĐT theo HTTC đạt được kết quả tối ưu.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý sự thay đổi CTĐT theo

HTTC ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh, trong chương

3, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý đồng bộ trong quá trình triển khai

thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC giai đoạn hiện nay. Hệ thống các biện

pháp quản lý này được xây dựng trên các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính

hệ thống, tính khả thi, tính lịch sử và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Các biện pháp này tác động vào tất cả các yếu tố của quản lý sự thay đổi trong giáo dục nói chung, trong nhà trường nói riêng. Những biện pháp này xuyên suốt trong các giai đoạn và bao hàm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sự thay đổi.

Hệ thống các biện pháp này luôn thống nhất với nhau và hỗ trợ nhau, do đó muốn thực hiện quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC thành công, cần thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên.

Các biện pháp được đề xuất trong luận văn đã được tổ chức khảo sát về mức

độ cần thiết và tính khả thi nghiêm túc. Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao.

Chúng tôi hy vọng rằng, nếu hệ thống các biện pháp quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC được đề xuất trong luận văn được triển khai đồng bộ sẽ đóng

góp phần nào vào thành công của việc triển khai thành công phương thức đào tạo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc nghiên cứu quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo nói chung tại trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh nói riêng cho thấy, đây là một vấn đề lý luận và thực tiễn còn khá mới mẻ đối với các nhà quản lý trường học trong quá trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn những thay đổi và quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo của nhà trường diễn ra trong thời gian qua. Các mục tiêu và nội dung đề tài đã giải quyết:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong giáo dục

Đề tài đã hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận rất cơ bản về quản lý sự thay đổi nói chung, quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nói

riêng. Trong phần lý luận này, đề tài đã đề cập đến những vấn đề sau: Một số khái

niệm có liên quan đến quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo, vai trò của thay đổi đối với sự phát triển của nhà trường, các mức độ thay đổi, những tác nhân gây ra sự thay đổi chương trình đào tạo trong nhà trường, nội dung của thay đổi chương trình đào tạo trong nhà trường. Một nội dung lý luận trọng tâm của đề tài đã nghiên cứu

là quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong nội dung

này, đề tài đã làm rõ những vấn đề sau: vai trò, nguyên tắc và nội dung quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo, những điều kiện để quản lý sự thay đổi thành công.

- Đánh giá được những thực trạng

Để có thể đánh giá đúng thực trạng thay đổi và quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đề tài đó căn cứ vào những cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo để xây dựng bộ cụng cụ, tổ chức điều tra, phỏng vấn cán bộ viên chức của trường. Kết hợp với số liệu thống kê và số liệu khảo sát thu được, đề tài đã xác định được nhận thức và thái độ phản ứng của cán bộ viên chức nhà trường đối với sự thay đổi chương trình đào tạo, thực trạng thay đổi và thực trạng

quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo, những rào cản tác động đến sự thay đổi chương trình đào tạo của nhà trường.

- Đã đề xuất những giải pháp quản lý sự thay đổi cho nhà trường gồm:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức về sự thay đổi chương

trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

- Xây dựng kế hoạch quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo của nhà trường

- Tăng cường truyền thông cho sự thay đổi chương trình đào tạo

- Hỗ trợ những nguồn lực và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giảng viên

- Tăng cường năng lực quản lý sự thay đổi cho cán bộ quản lý

- Giải quyết các phản kháng trong quá trình thực hiện sự thay đổi

2. Kiến nghị

Để có thể từng bước nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi cho lãnh đạo nhà

trường và biến những biện pháp đề tài đề xuất thành thực tiễn quản lý nhà trường,

chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường Đại học trong điều kiện chuyển sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ để các Hiệu trưởng mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong công tác quản lí sự thay đổi và phát triển của nhà trường.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu đưa lý luận quản lý sự thay đổi vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, nhằm nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi cho cán bộ quản lý nhà trường.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo cần ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình

đào tạo nhằm tạo sự liên thông giữa các chương trình đào tạo đã được kiểm định, qua đó tạo sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo.

4. Tổ chức nhiều hội thảo kinh nghiệm cải tiến chương trình đào tạo theo hệ

2.2. Đối với Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

1. Nhà trường cần tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược thay đổi và phát triển chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

2. Tăng cường học tập kinh nghiệm các trường đã thực hiện chuyển đổi hiệu quả chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ để vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

3. Việc tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới là điều cần

thiết nhưng cần chú ý đến sự phù hợp với tình hình thực tiễn và các nguồn lực của nhà trường, đội ngũ giảng viên, trình độ đầu vào, thị hiếu của sinh viên, đến những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21. Có thể tham khảo các danh mục về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn được cập nhật khi xây dựng và điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với thực tiễn.

4. Cần xây dựng và củng cố Ban liên lạc cựu sinh viên - nhà tuyển dụng, định

kỳ tổ chức Hội nghị nhà tuyển dụng và cựu sinh viên, hội thảo điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm cập nhật yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, cũng nên theo dõi dự báo của thị trường lao động, mời các đơn vị sử dụng lao động báo cáo chuyên đề và tham gia cải tiến chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

5. Cần tìm hiểu các yêu cầu cơ bản trong các bộ tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trong khu vực và trên thế giới nhằm định hướng cho việc cải tiến chương trình đào tạo theo yêu cầu của khu vực trong thời hội nhập. Khi tự đánh giá, cần thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, giúp xác định rõ mức độ thành công của việc đạt các mục tiêu của chương trình đào tạo, lên kế hoạch cải tiến ngay theo một số tiêu chí có thể đáp ứng được.

6. Các nguồn lực cần được phát triển và phân bổ hợp lý. Cần có các hỗ trợ

thiết thực từ các phòng ban và trung tâm, hệ thống hỗ trợ giảng viên, môi trường vật chất và văn hóa - xã hội, dần dần hướng tới việc thành lập trung tâm tư vấn đào

tạo hỗ trợ về chương trình đào tạo. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các khoa/bộ môn và các phòng, ban.

7. Cần có nhiều hình thức tuyên truyền, động viên đội ngũ giảng dạy và cán

bộ quản lý các cấp nhằm nâng cao nhận thức của họ đối với tầm quan trọng của việc xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo .Cần phối hợp hiệu quả

các lực lượng liên quan trong thay đổi chương trình đào tạo, tăng cường sự tham

gia của các chuyên gia vào quá trình biên soạn, đánh giá và cải tiến các chương trình đào tạo góp phần nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, cố gắng mời các

chuyên gia về chương trình đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng

viên của trường.

9. Hướng dẫn, đôn đốc giảng viên thường xuyên tự học tập, nâng cao kiến

thức và chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt vai trò mới trong việc triển khai chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu thêm

Đề tài nghiên cứu có những hạn chế sau đây:

- Do thời gian có hạn, đề tài chỉ sử dụng công cụ chính là phiếu khảo sát, kết

hợp với phỏng vấn cá nhân, chưa thực hiện được các cuộc phỏng vấn sâu đối với đội ngũ chuyên gia về quản lý giáo dục nói chung, quản lý chương trình đào tạo nói riêng.

- Do hạn chế về điều kiện thực hiện, việc khảo sát, đánh giá thực trạng chỉ

được tiến hành ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí

Minh. Nếu thêm nhiều trường đại học tham gia vào nghiên cứu, có thể xuất hiện

các kết quả khác về thực trạng.

- Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao

Thành phố Hồ Chí Minh, là một trường đại học đơn ngành và quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu có thể sẽ khác biệt với kết quả nghiên cứu của đề tài nếu nếu nghiên cứu được mở rộng phạm vi lên các trường đại học trong phạm vi lớn hơn. Các kết quả nghiên cứu của đề tài, do đó, không được được sử dụng để đánh giá thực trạng

thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Nghiên cứu đã đạt được mục đích của nó, tức là xác định được thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý sự thay đổi thành công cho nhà trường trong thời gian tới. Những kiến nghị nghiên cứu thêm được trình bày sau đây:

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các trường đại học đã thực hiện việc

chuyển sang chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc để có đánh giá tổng quát nhất về thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học.

- Trong phạm vi nhà trường, cần mở rộng nghiên cứu thêm về việc thực trạng

quản lý sự thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ. Nghiên cứu sâu hơn có thể khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý sự thay đổi các yếu tố khác khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.

- Nghiên cứu này chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý sự thay đổi

chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nghiên cứu trong tương lai có thể thu thập dữ liệu về vai trò của lãnh đạo nhà trường trong quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ – BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11

năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)