Thay đổi và thay đổi chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

1.2. Một số khái niệm có liên quan đến quản lý sự thay đổi chương trình đào

1.2.3. Thay đổi và thay đổi chương trình đào tạo

Sự thay đổi là khởi nguồn từ những khuynh hướng của đời sống xã hội nhằm

vào sự nhất thời, tính mới và tính đa dạng. Trong thời đại ngày nay, những thay đổi

diễn ra nhanh chóng. Do đó, việc quản lý sự thay đổi ngày càng trở nên khó khăn hơn, song cũng có khoa học hơn và có hiệu quả hơn. Các thay đổi có thể xảy ra do những nguyên nhân khác nhau như kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ hay pháp luật... và cũng có thể là kết quả của sự kết hợp những nguyên nhân đó. Nhưng cho dù là do nguyên nhân nào thì nhà quản lý đều phải có trách nhiệm nhận thức được sự phát triển và những nguyên nhân trong chính phạm vi công việc quản lý của mình. Việc nhận thức, là hết sức cần thiết nhằm đạt được những mục tiêu tổ chức đặt ra. Để ý thức rõ ràng về nguyên nhân sự thay đổi, trước hết cần làm sáng tỏ và phân biệt được sự “thay đổi” với sự “phát triển”.

Thay đổi là hình thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, nó bao hàm mọi sự vận động và sự tác động qua lại, sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong triết học, biến đổi luôn luôn đối lập với sự ổn định tương đối của những đặc tính, cơ cấu hoặc của những quy luật tồn tại của các sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, bản thân cơ cấu, những đặc tính và quy luật là kết quả của những tác động qua lại, bị chi phối bởi những mối liên hệ khác nhau của các sự vật và hiện tượng, do đó sự thay đổi xét cho cùng nó được sản sinh ra bởi sự biến đổi của vật chất. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào cũng dẫn đến sự phát triển. Trong thực tế, chúng ta thường phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi cố gắng thử thay đổi nhưng chưa được chuẩn bị những điều kiện đảm bảo cho những thách thức khi thay đổi. Và do đó, thay đổi không hẳn dẫn đến sự phát triển, mà đôi khi còn có thể trở thành vật cản, kìm hãm sự phát triển tổ chức.

Theo Mampuru: “Thay đổi là một hiện tượng có ảnh hưởng đến tất cả các khía

cạnh của cuộc sống của một người, đại diện cho cuộc đấu tranh giữa những gì đã có và những gì được mong muốn” [52].

Theo Carlopio: “Thay đổi có thể được mô tả như việc thông qua một sự đổi mới, mà mục tiêu cuối cùng là cải thiện kết quả thông qua một sự thay đổi thực hành” [50].

Nói một cách tổng quát, thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào.

Trong bối cảnh giáo dục, thay đổi có nghĩa là hiệu trưởng các trường được tiếp xúc các quy định mới, nhằm điều khiển sự tăng trưởng, phát triển công nghệ và thay đổi trong lực lượng lao động. Thay đổi có cả hai khía cạnh kỹ thuật và con người. Nó bắt đầu và kết thúc với đồng loạt cá nhân trong nhà trường để làm cho các trường học đạt hiệu quả. Trong ngắn hạn, thay đổi đề cập đến một kế hoạch, quy trình hệ thống bị ảnh hưởng bởi các cá nhân, và cần có thời gian để trở thành hiện thực.

Thay đổi không đơn thuần là chướng ngại vật nhất thời hay một vấn đề cần được giải quyết ngay để có thể sớm quay lại với trạng thái ban đầu. Trái lại, thay đổi diễn ra mọi lúc, không một tổ chức nào có thể đứng yên, bỏ qua mọi sự thay đổi.

Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau, bao gồm:

- Cải tiến: là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù

hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất.

- Đổi mới: là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được

hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật.

- Cải cách: là vứt bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp

với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới.

- Cách mạng: là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu sự thay đổi CTĐT ở cấp độ cải tiến. Như vậy, chúng tôi quan niệm: Thay đổi CTĐT theo

tạo ra một CTĐT phù hợp hơn với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Về mục tiêu, nội dung chương trình phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời đảm bảo tính linh hoạt của chương trình phù hợp yêu cầu người học, tạo điều kiện tối đa cho người học đạt chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)