1.3. Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.3.1. Đặc điểm chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Chính
phủ phê duyệt đã khẳng định: “…xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục
chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ…” [9]. Cho đến nay, nhiều trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc đã và đang chuyển đổi từ kiểu đào tạo niên chế sang
kiểu đào tạo theo tín chỉ với nhiều mức độ khác nhau. Để chuyển sang đào tạo theo
hệ thống tín chỉ, điều đầu tiên các trường cần thực hiện đó là chuyển đổi sang CTĐT theo HTTC. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ có một số đặc trưng sau đây:
- Đặc điểm về khối lượng tín chỉ: CTĐT cử nhân có khoảng 120 - 140 tín chỉ.
- Đặc điểm về khung chương trình: khung chương trình thể hiện bản chất của
học chế tín chỉ, xác định rõ: thời gian học trên lớp, thời gian học trong phòng thí
nghiệm, thực tập, thực hành ở hiện trường và thời gian tự đọc sách, nghiên cứu,
làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.
- Lựa chọn môn học: ngoài các môn bắt buộc, trong CTĐT có nhiều môn học
cho sinh viên lựa chọn và đảm bảo có người dạy khi đã đưa các môn học này vào
chương trình.
Như vậy, số môn học mà nhà trường tổ chức giảng dạy cho một CTĐT sẽ có
tổng số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên phải tích luỹ để hoàn
thành chương trình đó. Như thế, với sự hướng dẫn của giảng viên cố vấn học tập,
sinh viên có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với riêng mình
- Linh hoạt: tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, đăng ký môn học
sớm, đúng hoặc trễ theo kế hoạch giảng dạy hệ thông tín chỉ của trường, để sinh
viên chọn lựa bố trí kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với điều kiện và khả năng
của mình.
So với CTĐT theo hình thức niên chế, CTĐT theo HTTC có một số đặc điểm
mới được đánh giá là mang tính ưu việt cao hơn. Đề tài khái quát một số điểm khác
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa CTĐT theo niên chế và CTĐT theo HTTC
CTĐT theo hình thức niên chế CTĐT theo HTTC
Thời gian học tập của SV được xác định bằng thời lượng SV phải lên lớp, thực hành, thực tập, …
Khối lượng làm việc của SV được xác định bằng thời lượng SV phải lên lớp, thực hành, thực tập và thời gian cần thiết để tự nghiên cứu, tự học
Được thiết kế theo cấu trúc môn học và theo mục tiêu đào tạo của ngành
Được thiết kế theo cấu trúc mô đun và đáp ứng khả năng liên thông, lắp ghép giữa các ngành Được thiết kế để cho cùng một đầu ra
(VD: Cử nhân/kỹ sư)
Được thiết kế để có thể có hơn một đầu ra (VD: Cử nhân/kỹ sư thiên về thực hành / nghiên cứu) Chương trình ĐH (phổ biến) có khoảng
200 đvht, chương trình CĐ có khoảng 150 đvht
Chương trình ĐH (phổ biến) có khoảng 120-180 TC, chương trình CĐ có khoảng 60-90 TC
SV phải hoàn thành khối lượng học tập tính theo năm học
SV phải hoàn thành khối lượng học tập tính theo tín chỉ. Năm học của SV được xác định theo tổng số TC đã tích lũy
Các môn học cơ bản được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo
Các môn học cơ bản được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu của nhóm ngành đào tạo
Có rất ít môn học tự chọn Có nhiều môn học tự chọn Các môn học được xây dựng chủ yếu dựa
trên năng lực của đội ngũ GV
Các môn học được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu xã hội và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa trong sử dụng lao động
Nhìn vào Bảng 1.1 có thể nhận thấy: CTĐT theo HTTC có nhiều ưu điểm so
với CTĐT theo niên chế. Tuy nhiên, để các trường thực hiện chuyển đổi từ CTĐT
theo niên chế sang CTĐT theo hệ thống tín chỉ chúng ta thấy có một khoảng cách
khá xa. Khoảng cách này cần được phân tích trong điều kiện cụ thể của từng trường
khi các trường thực hiện thay đổi sang CTĐT theo HTTC.