2.2. Thực trạng thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường
2.2.2. Thực trạng quá trình thực hiện sự thay đổi chương trình đào tạo
hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Qua nghiên cứu văn bản lưu trữ của trường, kể từ năm học 2010-2011 nhà trường đã triển khai thực hiện việc cải tiến CTĐT sang CTĐT theo HTTC. Đội ngũ
CBQLvà GV các khoa đào tạo đã được thông báo chủ trương, tập huấn về nội
dung, kế hoạch và cách thức thực hiện việc thay đổi chương trình đào tạo sang HTTC.
Chương trình đào tạo theo HTTC được xây dựng căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đảm bảo nội dung tối thiểu). Chương trình đào tạo được xây dựng lại trên cơ sở kế thừa và phát triển CTĐT theo hình thức niên chế, đảm bảo tính chất cơ bản, cập nhật, thực tiễn, khoa học, có chú ý tới thực tế của nhà trường.
Chương trình đào tạo được thiết kế bằng cách tổ hợp một cách hiệu quả các môn học đã có trong nguồn tài nguyên các môn học của trường với các mã số đã được xác định hoặc kết hợp thêm một số môn học mới nhưng phải đảm bảo nội dung của các môn học và nội dung của chương trình phù hợp với tên ngành đào tạo.
Các môn học có mã số mới phải đảm bảo phù hợp về thời lượng, số tín chỉ, nội dung giảng dạy trong các chương trình đào tạo hiện có ở các trường đại học trong nước (hoặc nước ngoài).
Các môn học trong chương trình đào tạo được tổ hợp có sự hỗ trợ lẫn nhau; có tính kế thừa, đảm bảo quá trình phát triển hệ thống của sản phẩm đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng, vừa ở mức độ cơ bản, vừa ở mức nâng cao.
Khảo sát về quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT của nhà trường chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.7. Thực trạng quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT
TT Nội dung thay đổi CTĐT
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Có (%) Không (%) TBC CBQL GV/CV TB ĐLC TB ĐLC ND1 Phân tích bối cảnh và xác định nhu cầu thay đổi CTĐT
86,8 13,2 2,49 2,59 1,12 2,48 0,89
ND2
Khảo sát nhu cầu nhân lực của thị trường làm cơ sở cải tiến CTĐT theo HTTC
81,4 18,6 1,93 2,13 1,25 1,89 1,00
ND3 Rà soát và điều chỉnh
mục tiêu đào tạo 72,4 27,6 2,02 2,36 1,36 1,94 1,01 ND4 Thiết kế CTĐT theo
HTTC 100 0 3,68 3,71 0,49 3,67 0,47
ND5 Chuyển đổi số đơn vị
học trình sang tín chỉ 100 0 3,70 3,83 0,38 3,68 0,55 ND6 Thẩm định CTĐT đã thay đổi 100 0 3,48 3,49 0,50 3,48 0,50 ND7 Xây dựng đề cương môn học theo CTĐT mới 100 0 3,85 3,94 0,24 3,83 0,38
ND8 Biên soạn lại giáo trình
theo CTĐT mới 100 0 3,52 3,56 0,51 3,51 0,50 ND9
Thẩm định và thông qua đề cương môn học, giáo trình
Qua Bảng 2.7 cho thấy, nhìn chung nhà trường đã thực hiện đầy đủ các bước
trong quy trình triển khai việc thay đổi CTĐT với tỷ lệ xác nhận có thực hiện từ
72,4% đến 100%. Đánh giá của CBVC về kết quả thực hiện các nội dung như sau:
- Nội dung “Phân tích bối cảnh và xác định nhu cầu thay đổi CTĐT” được
CBQL đánh giá mở mức khá với số điểm TB là 2,59, trong khi đó GV đánh giá ở mức trung bình với 2,48 điểm, đánh giá chung nội dung này đạt số điểm TB là 2.49, tương ứng với mức trung bình.
- Nội dung “Khảo sát nhu cầu nhân lực của thị trường làm cơ sở cải tiến CTĐT theo HTTC” được đánh giá chung ở mức trung bình với điểm TB là 1,93, nội dung này cũng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình với số điểm TB lần lượt là 2,13 và 1,89. Trong báo cáo tự đánh giá của trường, kể từ năm học
2010 – 2011 nhà trường có thực hiện việc lấy ý kiến của cựu sinh viên và một số
lãnh đạo các Sở Giáo dục ở khu vực miền Nam về CTĐT của nhà trường nhưng những kết quả này chưa được sử dụng vào quá trình cải tiến CTĐT. Theo đó, việc thay đổi CTĐT của trường xuất phát từ người dạy, tức là CTĐT được hình thành từ một nhóm giảng viên trong hội đồng khoa học của các khoa và các chuyên viên phụ trách. Họ dựa vào khung chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thảo luận và quyết định xem sẽ dạy những nội dung gì và những môn học nào liên quan đến khối kiến thức ngành và chuyên ngành gắn với mục tiêu đào tạo, với chuẩn đầu ra. Việc mời các chuyên gia, các nhà sử dụng lao động tham gia xây dựng CTĐT chưa được nhà trường thực hiện trong quá trình cải tiến ở giai đoạn này. Do nhà trường chưa tiến hành điều tra nhu cầu của thị trường mà chủ yếu dùng phương pháp chuyên gia nên người học sau khi tốt nghiệp ở một số lĩnh vực ngành nghề cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
- Nội dung “Rà soát và điều chỉnh mục tiêu đào tạo” được CBQL và GV đánh
giá với mức điểm TB lần lượt là 2,36 và 1,94, điểm TBC là 2,02 tương ứng với mức trung bình. Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình thay đổi CTĐT cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội nhưng lại chưa được đánh giá cao. Do đó, nhà trường cần lưu tâm đến vấn đề này trong quá trình thay đổi tiếp theo.
- Nội dung “Thiết kế CTĐT theo HTTC” được CBQL và GV đánh giá ở mức tốt với số điểm lần lượt là 3,71 và 3,68, đánh giá chung nội dung này đạt mức điểm TB là 3,68, tương ứng với mức tốt. Theo báo cáo tự đánh giá của trường, quá trình xây dựng CTĐT đã xác định rõ các mảng kiến thức cốt lõi, các mảng kiến thức bổ trợ, tự chọn gồm kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, số lượng các học phần và CTĐT liên thông. Do đặc thù của chuyên ngành đào tạo nên trường quy định: đối với môn thực hành 1 tín chỉ = 18 tiết, đối với môn lý thuyết 1 tín chỉ = 15 tiết.
- Nội dung “Chuyển đổi số đơn vị học trình sang tín chỉ” cũng được đánh giá
là thực hiện tốt với mức điểm TB là 3.70. Nội dung này được CBQL đánh giá ở mức tốt với 3,83 điểm, GV cũng đánh giá ở mức tốt với 3,68 điểm. Qua đối chiếu hai CTĐT trước và sau chuyển đổi, chúng tôi nhận thấy CTĐT hiện nay của trường là 141 tín chỉ so với CTĐT trước chuyển đổi là 197 đơn vị học trình.
- Nội dung “Thẩm định CTĐT” cũng được đánh giá là thực hiện khá với mức
điểm TB là 3.48. Nội dung này được cả CBQL và GV đánh giá đạt mức khá với số điểm TB lần lượt là 2,48 và 2,49 điểm. Theo báo cáo tự đánh giá của trường, quy trình và hồ sơ thẩm định CTĐT của nhà trường được thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, thành phần của các hội đồng thẩm định của nhà trường chưa có sự tham gia của các nhà chuyên môn đầu ngành, các tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động và cựu sinh viên của trường, do đó rất khó để đảm bảo tính khách quan, khoa học và tính thực tiễn trong đánh giá. Hội đồng thẩm định chương trình cũng chưa được tập huấn, bồi dưỡng về nội dung và kỹ thuật thẩm định chương trình nên chất lượng của chương trình được thẩm định vẫn mang nặng kinh nghiệm cảm tính.
- Nội dung “Xây dựng đề cương môn học cho CTĐT theo HTTC” được cả
CBQL và GV đạt mức tốt với số điểm TB lần lượt là 3,94 và 3,83 điểm, đánh giá chung của nội dung này đạt số điểm TB là 3.85, tương ứng với mức tốt. Theo số liệu mà phòng Đào tạo cung cấp, tính đến học kỳ 2 năm học 2012 - 2013 tất cả các học phần đã có đề cương chi tiết môn học theo hệ thống tín chỉ. Đề cương chi tiết
học phần được biên soạn theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có: tên môn học, số tín chỉ, trình độ, mô tả vắn tắt nội dung môn học, mục tiêu môn học, yêu cầu môn học, điều kiện tiên quyết, giảng viên tham gia giảng dạy, phân bổ thời gian, nội dung chi tiết môn học, phương pháp giảng dạy, tiêu chuẩn đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sinh viên, trang thiết bị dạy học và tài liệu học tập. Theo ý kiến của các GV do đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi GV và có tài liệu hướng dẫn thực hiện đầy đủ nên việc xây dựng đề cương chi tiết được thực hiện khá trôi chảy.
- Nội dung “Biên soạn lại giáo trình theo CTĐT mới ” cũng được đánh giá
chung có kết quả thực hiện tốt với điểm TB là 3.52, CBQL và GV đánh giá nội dung này với số điểm lần lượt là 3,56 và 3,51, tương ứng với mức tốt.
- Nội dung “Thẩm định và thông qua đề cương môn học, giáo trình” cũng
được đánh giá là thực hiện tốt với điểm TB là 3.62, CBQL đánh giá nội dung này đạt 3,78 điểm, GV đánh giá nội dung này đạt 3,60 điểm đều tương ứng với mức tốt.
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 và kết quả phân tích ở trên cho thấy, nhà trường đã thực hiện khá thành công quá trình thay đổi CTĐT theo HTTC. Có một số nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện tốt như thiết kế chương trình, xây dựng đề cương môn học, thẩm định giáo trình...Đây đều là những hoạt động cốt lõi của quá trình thay đổi CTĐT theo HTTC. Điều này chứng tỏ CBQL nhà trường nắm vững quy trình thay đổi CTĐT, chú trọng vào các hoạt động quan trọng của sự thay đổi CTĐT. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa đánh giá cao như vấn đề khảo sát nhu cầu thị trường lao động, điều chỉnh mục tiêu đào tạo.
Với việc thực hiện quá trình thay đổi CTĐT như trên, kết quả của sự thay đổi CTĐT sẽ đạt được như thế nào? Đó chính là nội dung khảo sát trong phần tiếp theo của đề tài.
2.2.2.2. Thực trạng kết quả thực hiện sự thay đổi CTĐT
Việc khảo sát về kết quả đạt được của quá trình thay đổi CTĐT theo HTTC chính là nhằm đánh giá những thành quả mà nhà trường thu được sau quá trình chuyển đổi CTĐT. Đây là một nội dung khá quan trọng đối với công tác đào tạo của nhà trường, bởi kết quả này sẽ giúp nhà trường xác định được những ưu điểm
cũng như những hạn chế, những khiếm khuyết của CTĐT mà nhà trường đang có để tiếp tục xây dựng kế hoạch cải tiến CTĐT cho hoàn thiện hơn.
Khảo sát về kết quả thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của CBVC về kết quả thực hiện sự thay đổi CTĐT
TT Kết quả thực hiện sự thay đổi CTĐT TBC CBQL GV/CV TB ĐLC TB ĐLC
1
Đảm bảo số lượng tín chỉ theo quy định của chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
3,83 3,89 0,32 3,82 0,38
2
Khung chương trình thể hiện đầy đủ bản chất của HTTC, xác định rõ mỗi môn học có:
- Thời gian học trên lớp
- Thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập,...
- Thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà
3,66 3,83 0,38 3,62 0,49
3
Ngoài các môn học bắt buộc, trong CTĐT có nhiều môn học tự chọn cho sinh viên lựa chọn
2,76 2,94 0,54 2,73 0,62
4
Tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng
1,44 1,83 0,92 1,36 0,56
5 Tạo sự liên thông với các CTĐT khác 1,18 1,44 0,51 1,12 0,33 Qua Bảng 2.8 có thể thấy kết quả thay đổi CTĐT của nhà trường được CBVC đánh giá như sau:
- Về nội dung “ Đảm bảo số lượng tín chỉ theo quy định của chương trình
khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”: CBQL và GV đánh giá đánh giá mức điểm TB lần lượt là 3,89 và 3,82, điểm TBC là 3,83, tương ứng với mức tốt. Qua
nghiên cứu CTĐT của nhà trường, chúng tôi thấy CTĐT hiện nay của trường có 141 tín chỉ. Đối chiếu với quy định của do Bộ Giáo dục và Đào tạo về CTĐT trong Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT thì số lượng tín chỉ trong CTĐT của trường đáp ứng quy định.
- Nội dung “Khung chương trình thể hiện đầy đủ bản chất của HTTC...” được
CBQL và GV đánh giá ở các mức điểm lần lượt là 3,83 và 3,62, điểm TBC là 3,66 tương ứng với mức tốt. Qua tham khảo CTĐT đào tạo của nhà trường, chúng tôi nhận thấy tất cả các môn học đều được quy định rõ ràng khối lượng tín chỉ mà sinh viên phải thực hiện theo các nội dung trên. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của đề cương chi tiết môn học nên được nhà trường chú trọng thực hiện.
- Nội dung “Ngoài các môn học bắt buộc, trong CTĐT có nhiều môn học tự
chọn cho sinh viên lựa chọn” được CBQL và GV đánh giá lần lượt ở các mức điểm là 2,94 và 2,73, điểm TBC là 2,76 tương ứng với mức khá. Qua nghiên cứu CTĐT của trường cho thấy số tín chỉ tự chọn trong CTĐT của trường chiếm 23/141
(chiếm 16,3%) số tín chỉ của toàn bộ CTĐT. Mặc dù đây chưa phải là một tỷ lệ quá
cao nhưng cũng là một thành công lớn đối với một trường đại học mới được nâng cấp lên từ một trường cao đẳng.
- “Tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù
hợp với điều kiện và khả năng của bản thân” được CBQL đánh giá ở mức tring bình với 1,83 và và được GV đánh giá ở mức yếu với 1,36 điểm, điểm TBC của nội dung này là 1,44 tương ứng với mức yếu. Theo các tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì kế hoạch đào tạo trong toàn khóa học do phòng Đào tạo xây dựng trên cơ sở bố trí đủ GV cho tất cả các lớp. Đây không chỉ là thực trạng riêng của nhà trường mà là thực trạng chung của hầu hết các trường đại học đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam hiện nay.
- “Tạo sự liên thông với các cơ sở đào tạo khác” được CBQL và GV đánh giá
lần lượt ở các mức điểm là 1,44 và 1,12, điểm TBC là 1,18 tương ứng với mức yếu. Tinh thần cơ bản của học chế tín chỉ là cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ để tốt nghiệp, cũng như có thể chuyển đổi giữa các trường trong một số điều kiện nhất
định. Tuy vậy, trong thực tế, tín chỉ rất khó lòng được chấp nhận chuyển đổi giữa các trường. Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, sở dĩ có tình trạng này là do các trường không công nhận CTĐT của nhau bởi CTĐT của mỗi trường đều được xây dựng theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Trong một số trường hợp, và rất phổ biến hiện nay, những người xây dựng CTĐT thường kế thừa từ những CTĐT của các trường đại học có bề dày kinh nghiệm và có uy tín sau đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, bất chấp những khác biệt về nguồn lực và mục tiêu đào tạo của các trường. Cách xây dựng CTĐT hầu như chỉ xuất phát từ “những gì mình có” của người dạy mà ít khi phối hợp hài hòa từ người học và người sử dụng sản phẩm của CTĐT. Trong quá trình thay đổi CTĐT, một tồn tại xuất hiện một cách tự nhiên, mặc dù những người tham gia xây dựng CTĐT không mong muốn, là hiện tượng “gọt chân cho vừa giày”. Các trường khi quyết định chương trình luôn phải tính đến lực lượng giảng viên của mình có đảm nhận được các môn học trong chương trình không? Và qua đó, có những điều chỉnh môn học, nội dung chương trình không tuân theo tính khoa học hay nhu cầu thực tế của xã hội mà phụ