Phát hiện và giải quyết kịp thời sự phản kháng của cán bộ viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)

đối với sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp các nhà quản lý vượt qua được các cản trở, đặc biệt là cản trở về mặt tâm lý để thực hiện sự thay đổi thành công.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Phát hiện sự phản kháng với thay đổi

- Nghe tin đồn và quan sát các hành động của GV, lưu ý xem những GV nào

vắng mặt thường xuyên trong các cuộc họp liên quan đến sự thay đổi CTĐT.

- Các cam kết của GV đối với sự thay đổi CTĐT theo HTTC bị lãng quên đều

- Một số GV sẽ công khai thách thức sự thay đổi, sự cần thiết phải thay đổi, hoặc làm thế nào sự thay đổi đang diễn ra thông qua những hành động như những lời chỉ trích, những nhận xét mỉa mai, bỏ qua các cuộc họp, các cam kết, tranh luận triền miên, thiếu sự hỗ trợ bằng lời nói, và tìm cách phá hoại để mọi thứ hoàn toàn thất bại.

* Giải quyết các phản kháng

Có rất nhiều loại phản kháng xuất phát từ những lý do khác nhau, do đó tùy thuộc vào loại phản kháng mà lãnh đạo nhà trường có thể tìm ra cách thức vượt qua sự kháng cự bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp một số các gợi ý sau:

- Thông tin liên lạc

+ Mục tiêu của sự thay đổi phải được tuyên bố rõ ràng, chính thức và chi tiết.

Những mục tiêu này phải được trình bày trong bối cảnh cụ thể của nhà trường, mục tiêu của các phòng/ban/khoa phải liên quan đến mục tiêu chung của nhà trường.

+ Thông tin liên lạc còn phải truyền đạt mọi nội dung liên quan đến sự thay

đổi CTĐT cho mọi thành viên, từ lãnh đạo các phòng/ khoa đến từng GV, CV như tính cấp thiết phải thay đổi, các kiến thức về sự thay đổi, kết quả của sự thay đổi trong nhà trường, ảnh hưởng của sự thay đổi đến các thành viên có liên quan, phương pháp thay đổi, qui trình thay đổi…

+ Việc thông tin liên lạc cần được duy trì hai chiều trong suốt quá trình thực

hiện nhằm bảo đảm không bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào liên quan đến tổ chức trong quá trình lập kế hoạch và thực thi những sự thay đổi, để từ đó có những điều chỉnh cần thiết và hợp lý với tình hình thực tế trong từng giai đoạn. Như vậy, để hệ thống thông tin hội đủ điều kiện để đáp ứng được các yêu cầu trên, lãnh đạo nhà trường cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho CBVC trong trường, tuyên truyền và lựa chọn phương pháp thông tin phù hợp và tiên tiến.

- Lôi kéo sự tham gia của nhân viên

+ Tạo một kế hoạch liên quan đến càng nhiều người càng tốt, càng sớm càng tốt về quá trình thay đổi

+ Nên bắt đầu bằng việc thảo luận về thay đổi CTĐT cho phù hợp với phương thức đào tạo mới theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”.

+ Yêu cầu mọi người đề xuất ý kiến về kế hoạch thay đổi để giúp GV cảm thấy sự tham gia của họ có ý nghĩa trong quá trình quản lý thay đổi.

+ Dành thêm thời gian và làm việc với CBQL cấp khoa để chắc chắn rằng họ

hiểu, trao đổi, ủng hộ việc thay đổi.

+ Xây dựng hệ thống đo lường kết quả thực hiện quá trình thay đổi và thông báo với GV ngay cả khi họ đang thành công hay thất bại. Những GV làm việc tích cực với sự thay đổi cần khen thưởng và công nhận.

+ Chia sẻ chủ trương thay đổi CTĐT và thay đổi thói quen, sức ỳ của đội ngũ

GV, làm cho họ cảm thấy việc chuyển sang CTĐT theo HTTC không phải là một chủ trương áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

+ Khuyến khích những “đốm lửa nhỏ” và chỉ đạo theo kiểu “vết dầu loang”,

tức là chọn một vài GV tâm huyết và có năng lực chuyên môn xung phong đi đầu, làm mẫu từ đó khuyến khích mọi người dần tham gia vào việc thay đổi CTĐT theo

HTTC. Lãnh đạo nhà trường cần bắt đầu với nhóm chuyên trách gồm những CBVC

chủ chốt, có năng lực đáp ứng điều kiện và yêu cầu của sự thay đổi và sẵn sàng với sự thay đổi CTĐT, đồng thời phân quyền cho họ nhằm khuyến khích họ nỗ lực hơn nữa thực thi sự thay đổi CTĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Động viên: Động viên là vấn đề cần được quan tâm trong mọi tổ chức, trong

mọi tình hình. Trong quá trình thực thi sự thay đổi CTĐT, việc động viên đối với CBVC càng phải được quan tâm hơn nữa. Động viên cần được thực hiện theo nhiều phương pháp, cả tài chính lẫn phi tài chính sao cho phù hợp với nhu cầu của nhân viên để đạt được hiệu quả động viên. Quá trình thay đổi có thể bị kéo dài và bị chệch hướng nếu lãnh đạo nhà trường không “tiếp thêm năng lượng” cho nhân viên của mình.

- Đàm phán: Việc đàm phán, thương lượng, thỏa thuận với GV, kể cả GV chủ chốt hay GV tự nguyện tham gia từ đầu, là việc cần thiết để họ dễ dàng chấp nhận thay đổi cũng như có thái độ tích cực hơn đối với sự thay đổi. Đặc biệt, phương pháp này cần được phát huy khi nhà trường có nhu cầu thay đổi nhanh chóng. Cụ thể:

+ Tổ chức thảo luận trực tiếp với những CBVC chủ chốt và với những người đặc biệt gây khó khăn.

+ Trình bày cho họ thấy những gì có thể xảy ra nếu kế hoạch thay đổi CTĐT không được thực hiện.

+ Đưa ra ví dụ để chứng tỏ CTĐT cũ không còn phù hợp với phương thức đào tạo mà nhà trường đang áp dụng.

+ Tổ chức nhiều cuộc họp để CBVC trao đổi chi tiết về kế hoạch thay đổi CTĐT

+ Giải thích cụ thể, rõ ràng lý do của sự thay đổi và nhấn mạnh vai trò của từng cá nhân đối với việc thực hiện kế hoạch thay đổi

+ Trả lời tất cả các câu hỏi của CBVC một cách thẳng thắn, chân thật + Nhấn mạnh những cải thiện tiến bộ của công việc trong tương lai

- Ép buộc: Mặc dù vấn đề thu hút các cá nhân tham gia vào quá trình thay đổi

CTĐT là tương đối khó khăn, nhưng người CBQL cũng không nên sử dụng quá nhiều thời gian và công sức để thuyết phục những cá nhân vốn đã mất hết sự quan tâm và mục tiêu phấn đấu trong công việc. Khi các biện pháp trên không còn có hiệu quả thì cần buộc CBVC phải lựa chọn hoặc chấp nhận thay đổi hoặc bị sa thải.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)