Thực trạng nhận thức và thái độ đối với sự thay đổi chương trình

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 69)

2.2. Thực trạng thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường

2.2.1.Thực trạng nhận thức và thái độ đối với sự thay đổi chương trình

Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng nhận thức và thái độ đối với sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Tâm lý học đã khẳng định, nhận thức là cơ sở, nền tảng cho hoạt động của con người. Do đó, việc khảo sát và đánh giá thực trạng nhận thức của CBVC nhà trường về thay đổi CTĐT từ hình thức niên chế sang HTTC là rất cần thiết.

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức sự cần thiết thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý kết quả phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá CBVC về sự cần thiết thay đổi CTĐT theo HTTC

Độ tuổi Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Dưới 35 45,5 45,5 9,1 0

Từ 35 đến 50 35,1 45,9 18,9 0

Trên 50 30,3 39,4 30,3 0

Tổng 37,7 43,9 18,4 0

Qua Bảng 2.2 cho thấy có 37,7 % CBVC của trường cho rằng việc thay đổi CTĐT của trường trong giai đoạn này là rất cần thiết, 43,9 % CBVC cho là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn 18,4 % CBVC cho rằng việc thay đổi CTĐT của trường trong giai đoạn này là chưa cần thiết, không có ý kiến nào cho là không cần thiết.

Cũng qua Bảng 2.2, dễ dàng nhận thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá mức độ cần thiết của sự thay đổi CTĐT giữa các độ tuổi.

- Mức độ rất cần thiết: Cao nhất ở nhóm tuổi dưới 35 (45,5%), tiếp đến là

nhóm tuổi từ 35 đến 50 (35,1%) và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 50 (30,3%).

- Mức độ cần thiết: Nhóm tuổi dưới 35 và nhóm tuổi từ 35 đến 50 có mức

đánh giá tương đồng nhau với tỷ lệ lần lượt là 45,5% và 45,9%, nhóm tuổi trên 50 có tỷ lệ đánh giá thấp nhất với 39,4%.

- Mức độ chưa cần thiết: Cao nhất ở nhóm tuổi dưới trên 50 với 30,3%, tiếp

đến là nhóm tuổi từ 35 đến 50 với 18,9% và thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 35 với 9,1%.

Đánh giá chung về kết quả nhận thức sự cần thiết thay đổi CTĐT được thể hiện qua Biểu đồ 2.1 sau:

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBVC về mức độ cần thiết của sự thay đổi CTĐT

Theo Biểu đồ 2.1 thì đội ngũ CBVC có độ tuổi dưới 35 đánh giá mức độ cần thiết sự thay đổi CTĐT ở mức cao nhất, tiếp đến là đội ngũ CBVC có độ tuổi từ 35 đến 50, đội ngũ CBVC có độ tuổi trên 50 đánh giá mức độ cần thiết thay đổi CTĐT ở mức thấp nhất.

Bên cạnh nhận thức sự cần thiết thay đổi CTĐT theo HTTC, CBVC còn cần

có nhận thức đúng đắn mục đích của sự thay đổi CTĐT. Đây cũng chính là nội

dung khảo sát tiếp theo của đề tài.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về mục đích thay đổi CTĐT

Nhận thức về sự cần thiết thay đổi CTĐT là một vấn đề quan trọng nhưng đổi mới nhằm mục đích gì còn quan trọng hơn bởi mục đích là cái mà nhà trường cần hướng đến. Khảo sát nhận thức về mục đích thay đổi CTĐT chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về mục đích thay đổi CTĐT theo HTTC của CBVC

TT Mục đích TBC CBQL GV

TB ĐLC TB ĐLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Nâng cao chất lượng đào tạo 3,08 3,39 0,61 3,02 0,32 2 Tạo sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo 2,67 3,06 0,42 2,59 0,49 3 Tăng độ mềm dẻo và linh hoạt của CTĐT 2,99 3,17 0,38 2,89 0,32 4 Thực hiện chủ trương của Bộ GD – ĐT 2,56 2,67 0,49 2,54 0,51

Kết quả ở Bảng 2.3 cho thấy, CBVC của trường nhận thức về tầm quan trọng của các mục đích thay đổi CTĐT như sau:

Mục đích “Nâng cao chất lượng đào tạo” được CBQL và GV đánh giá ở mức điểm TB lần lượt là 3,39 và 3,02, trung bình chung là 3,08, tương ứng với mức quan trọng.

Mục đích “Tạo sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo” được CBQL và GV đánh giá ở mức điểm TB lần lượt là 3,06 và 2,59, điểm trung bình chung là 2,67, tương ứng với mức quan trọng.

Mục đích “tăng độ mềm dẻo và linh hoạt của CTĐT” được CBQL và GV đánh giá ở mức điểm TB lần lượt là 3,17 và 2,89, điểm trung bình chung là 2,99, tương ứng với mức quan trọng.

Mục đích cuối cùng, thay đổi CTĐT là nhằm “thực hiện chủ trương của Bộ

GD - ĐT” được CBQL và GV đánh giá ở mức điểm TB lần lượt là 2,67 và 2,54,

điểm trung bình chung là 2,56, tương ứng với mức quan trọng.

Như vậy, tất cả các mục đích thay đổi CTĐT đều được CBQL và GV đánh giá ở mức quan trọng, tuy nhiên CBQL luôn đánh giá mức điểm cao hơn so với GV.

Kết quả đánh giá của CBVC nhà trường về mức độ quan trọng của các mục đích thay đổi CTĐT được thể hiện qua Biểu đồ 2.2:

Qua Biểu đồ 2.2 có thể thấy, tất cả các mục đích của việc thay đổi CTĐT của nhà trường đều được đánh giá ở mức quan trọng. Mức độ quan trọng của các mục đích được đánh lần lượt như sau: quan trọng nhất là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (3,08), thứ hai là nhằm tăng độ mềm dẻo và linh hoạt của CTĐT (2,99), thứ ba là nhằm tạo sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo (2,67) và cuối cùng là nhằm thực hiện chủ trương của Bộ (2,56). Thứ tự này hoàn toàn phù hợp với thứ tự trong kết quả đánh giá của CBQL và GV. Như vậy, trong việc thay đổi CTĐT, cả CBQL và GV đều chú trọng nhất đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và tăng độ mềm dẻo, linh hoạt của CTĐT. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi trong có chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn. Ở cấp độ cá nhân, nhận thức đúng là cơ sở để con người hành động đúng và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình chuyển đổi từ CTĐT theo niên chế sang CTĐT theo HTTC, yếu tố mang tính quyết định đó là sự đồng thuận và ủng hộ của CBGV nhà trường. Vì vậy, đề tài tiếp tục đi vào điều tra thực trạng sự về thái độ của CBVC đối với sự thay đổi thông qua các phản ứng tâm lý và cách thức tham gia vào quá trình thay đổi CTĐT.

2.2.1.3. Thực trạng về thái độ của cán bộ viên chức đối với sự thay đổi

chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Trong quản lý sự thay đổi CTĐT, sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường là vô cùng cần thiết và là yếu tố quyết định của sự thay đổi thành công. Do đó, việc xác định mức độ sẵn sàng tham gia vào quá trình thay đổi là nội dung quan trọng không thể thiếu cho bất kỳ dự án thay đổi nào. Mức độ sẵn sàng này được thể hiện qua phản ứng tâm lý và cách thức tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi của đội ngũ CBVC nhà trường.

Khảo sát về phản ứng tâm lý của CBVC trước chủ trương và yêu cầu thay đổi CTĐT của nhà trường chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.4. Phản ứng tâm lý của CBVC đối với sự thay đổi CTĐT theo HTTC

TT Độ tuổi Hào hứng Phân vân, lo lắng Không muốn tham gia Không quan tâm N % N % N % N % 1 Dưới 35 tuổi 32 72,7 12 27,3 0 0 0 0 2 Từ 35 đến 50 tuổi 23 62,2 12 32,4 2 5,4 0 0 3 Trên 50 tuổi 14 42,4 10 30,3 6 18,2 3 9,1 4 TBC 69 60,5 34 29,8 8 7,0 3 2,6

Qua Bảng 2.4 cho thấy: Đa số CBVC hào hứng với sự thay đổi (60,5%), bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ rơi vào cảm giác phân vân, lo lắng (29,8%), một số người lại cảm thấy ngại thay đổi (7,0%) thậm chí không quan tâm (2,6%). Qua kết quả trên, ta có thể thấy một số lượng không nhỏ CBVC (39,5%) chưa sẵn sàng đón nhận sự thay đổi. Đây là một rào cản lớn đối với quá trình thực hiện sự thay đổi, và nhà quản lý cần phải có chiến lược ”giải tỏa” tâm lý cho đội ngũ này.

Kết quả ở bảng 2.4 được chúng tôi thể hiện trong Biểu đồ 2.3.

Qua Biểu đồ 2.3 có thể thấy: Có sự phân hóa khá rõ về phản ứng của CBVC giữa các độ tuổi khác nhau đối với sự thay đổi. Độ tuổi dưới 35 có mức độ sẵn sàng cao nhất với 72,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi, xếp thứ 2 là CBVC có độ tuổi từ 35 đến 50 với 62,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi và thấp nhất là CBVC ở độ tuổi trên 50 với 42,2% trả lời hào hứng với sự thay đổi. Sự phân vân, lo lắng đối với sự thay đổi xuất hiện nhiều hơn đối với độ tuổi từ 35 đến 50 (32,4%) và trên 50

(30,3%), thấp nhất ở độ tuổi dưới 35 với 27,3% . Ngại thay đổi là phản ứng tâm lý

xuất hiện nhiều nhất ở CBVC có độ tuổi trên 50 (18,2%).

Khảo sát về thực trạng cách thức tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi

CTĐT của CBVC chúng tôi thu được kết quả như sau sau:

Bảng 2.5. Thực trạng cách thức tham gia vào quá trình thay đổi CTĐT

TT Độ tuổi

Cách thức tham gia sự thay đổi

Tự nguyện Được động viên Được phân công

N % N % N % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Dưới 35 26 59,1 14 31,8 4 9,1

2 Từ 36 đến dưới 50 17 46,0 16 43,2 4 10,8

3 Trên 50 13 39,4 14 42,4 6 18,2

4 TBC 56 49,1 44 38,6 14 12,3

Qua Bảng 2.5 cho thấy: số lượng CBVC tự nguyện tham gia vào quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT khá thấp, chỉ chiếm 49,1%. Trong khi đó, số CBVC tham gia dưới hình thức được phân công chiếm 12,3% và số CBVC tham gia sau khi được động viên chiếm 38,6%. Đây là một trong những thách thức, rào cản lớn cho sự thành công của một dự án thay đổi do một bộ phận của đội ngũ CBVC chưa thực sự sẵn sàng để thực hiện thay đổi và tham gia vào quá trình thay đổi một cách miễn cưỡng.

Biểu đồ 2.4. Cách thức tham gia thực hiện thay đổi CTĐT của CBVC

Nhìn vào Biểu đồ 2.4 dễ dàng nhận thấy, đối với CBVC ở độ tuổi dưới 35 và từ 35 đến 50: số CBVC tự nguyện tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất và số CBVC tham gia dưới hình thức phân công chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đối với CBVC ở độ tuổi trên 50: số CBVC tham gia dưới hình thức được động viên chiếm tỷ lệ cao nhất và số CBVC tham gia dưới hình thức phân công chiếm tỷ lệ thấp nhất. Trong khi đó, CBVC ở độ tuổi từ 36 đến dưới 50 lại có tỷ lệ tham gia vào sự thay đổi dưới hình thức động viên nhiều nhất. Điều này cũng có thể hoàn toàn dễ hiểu bởi ở mỗi độ tuổi sẽ có những khó khăn khác nhau. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần có từng biện pháp phù hợp đối với từng đối tượng để dẫn dắt thành công sự thay đổi.

* Kiểm định mối liên hệ giữa độ tuổi của CBVC và thái độ đối với sự thay đổi CTĐT theo HTTC

Qua Bảng 2.2, Bảng 2.4 và Bảng 2.5 có thể nhận thấy: CBVC ở các độ tuổi

khác nhau có đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết của sự thay đổi CTĐT theo

HTTC, có phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi và cách thức tham gia vào quá trình thực hiện thay đổi CTĐT theo HTTC. Trong phần này, chúng tôi sẽ sử dụng kiểm nghiệm Chi – bình phương để kiểm định mối liên hệ giữa độ tuổi của CBVC trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và thái độ đối

với sự thay đổi CTĐT theo HTTC. Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 2.6 sau đây:

Bảng 2.6. Mối liên hệ giữa độ tuổi và thái độ đối với sự thay đổi CTĐT

Nội dung Value df P

Mối liên hệ giữa độ tuổi và phản ứng tâm

lý của CBVC 19.518

a

6 0.003

Mối liên hệ giữa độ tuổi và cách thức

tham gia sự thay đổi CTĐT của CBVC 14.503

a

4 0.006

Kết quả ở Bảng 2.6 cho thấy:

- Độ tuổi của CBVC có ảnh hưởng đến phản ứng tâm lý đối với sự thay đổi

CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP TDTT TPHCM (P=0,003<α = 0,05,);

- Độ tuổi của CBVC có ảnh hưởng đến cách thức tham gia vào quá trình thực

hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP TDTT TPHCM (P = 0,006< α

= 0,05). Do đó trong quá trình quản lý sự thay đổi, lãnh đạo nhà trường cần có các

biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Như vậy, có thể kết luận: độ tuổi của CBVC nhà trường có ảnh hưởng đến thái độ đối với sự thay đổi CTĐT theo HTTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung về thực trạng nhận thức và thái độ của CBVC nhà trường đối với sự thay đổi CTĐT từ niên chế sang tín chỉ:

- Một bộ phận CBVC chưa nhận thức được sự cần thiết thay đổi CTĐT, chưa

sẵn sàng tham gia vào thực hiện quá trình thay đổi, thói quen và sức ỳ của CBVC đối với sự thay đổi CTĐT còn khá cao.

- CBVC càng lớn tuổi càng đánh giá thấp sự cần thiết phải thay đổi CTĐT,

do đó mức độ ủng hộ đối với sự thay đổi cũng thấp hơn so với nhóm CBVC trẻ tuổi.

- Từ nhận thức đến hành động của CBVC đối với sự thay đổi CTĐT còn là

thiết và rất cần thiết, nhưng chỉ có 60,5% CBVC ủng hộ, hào hứng với sự thay đổi và chỉ có 49,1% CBVC sẵn sàng xung phong đi đầu trong quá trình thực hiện sự thay đổi CTĐT.

- CBVC càng lớn tuổi càng ít hào hứng đối với sự thay đổi.

Qua những kết luận trên, chúng tôi nhận thấy muốn quản lý sự thay đổi đạt kết quả cao, CBQL nhà trường cần có những phương pháp và cách thức quản lý sự thay đổi phù hợp với từng đối tượng.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 69)