Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

2.1.2.Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP

TDTT TPHCM được chúng tôi khảo sát chủ yếu bằng phiếu điều tra kết hợp với

phỏng vấn.

Mục đích điều tra: Thu thập thông tin về thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT

theo HTTC nhằm chứng minh cho giả thuyết.

Các thang đo của phiếu điều tra được thiết kế theo ba nhóm cơ bản sau:

* Nhóm 1: Đánh giá thực trạng thay đổi, kết quả thay đổi và thực trạng công

tác quản lý sự thay đổi CTĐT: tốt = 4 điểm, khá = 3 điểm, trung bình (TB) = 2 điểm, yếu = 1 điểm.

- Quy ước thang đo cho nhóm 1:

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện tốt;

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện khá;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện trung bình;

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện yếu.

* Nhóm 2: Có 4 mức giá trị tương ứng với mức độ quan trọng của các mục

đích thay đổi CTĐT bao gồm: 1 điểm = không quan trọng, 2 điểm = ít quan trọng, 3 điểm = quan trọng, 4 điểm = rất quan trọng.

- Quy ước thang đo cho nhóm 2:

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với mục đích rất quan trọng;

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với mục đích quan trọng;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với mục đích ít quan trọng;

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với mục đích không quan trọng.

* Nhóm 3: Trong phần này, chúng tôi sử dụng 5 mức giá trị tương ứng với

mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý theo thang đo Liket. Cụ thể:

- Không ý kiến = 0 điểm; không cần thiết = 1 điểm; ít cần thiết = 2 điểm; cần

thiết = 3 điểm; rất cần thiết = 4 điểm.

- Không ý kiến = 0 điểm; không khả thi = 1 điểm; ít khả thi = 2 điểm; khả thi

= 3 điểm; rất khả thi = 4 điểm.

- Quy ước thang đo cho nhóm 3:

Mức 5: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất rất cần thiết/ rất khả thi;

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất cần thiết/ khả thi;

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất ít cần thiết/ ít khả thi;;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất không cần thiết/ không khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 0 đến 0.99 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất không thể đánh giá tính cần thiết/ tính khả thi.

Các nội dung khác chúng tôi thực hiện tính tỷ lệ % theo các nội dung câu hỏi.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)