Năng lực quản lý sự thay đổi của nhà quản lý

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với một tốc độ chưa từng có. Để thành công, các tổ chức và con người trong đó phải trở nên linh hoạt. Nhân tố quan trọng cho sự linh hoạt này chính là nhà quản lý sự thay đổi.

Nhà nhà quản lý sự thay đổi giúp thay đổi CBVC của nhà trường - cho họ một tầm nhìn và một mục tiêu để vươn tới. Sự thay đổi này tạo động lực cho CBVC khiến họ thể hiện tốt hơn mức mong đợi. Các lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng lớn hơn các lãnh đạo đơn thuần - họ ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Vùng ảnh hưởng của họ đủ lớn để thay đổi cả tổ chức. Bài kiểm tra cuối cùng cho một lãnh đạo thực tiễn là có hiện thực hóa được các thay đổi đã định sẵn, đáp ứng được nhu cầu của nhân viên hay không. Nhà lãnh đạo chuyển đổi tạo ra ảnh hưởng cho những người xung quanh họ và cho ngay bản thân họ.

Tiểu kết chương 1

Thay đổi CTĐT theo hệ thống tín chỉ là một yêu cầu cấp bách của giáo dục đại học hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của nền kinh tế - xã hội. Mục đích cuối cùng của quá trình thay đổi CTĐT là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, tuy nhiên đây là một công việc khó khăn và cần có thời gian.

Muốn thực hiện sự thay đổi, quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC cần hiểu rõ khái niệm cơ bản về: thay đổi, đổi mới, phát triển, đổi mới chương trình, quản lý, quản lý chương trình...Bên cạnh đó, cần nắm vững cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi CTĐT: Vai trò của công tác quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC; Quy hoạch sự thay đổi CTĐT theo HTTC; Tổ chức thực hiện sự thay đổi CTĐT theo HTTC. Đồng thời tìm hiểu những tác nhân gây ra sự thay đổi CTĐT, sự khác nhau giữa CTĐT theo niên chế và CTĐT theo HTTC. Từ đó, luận văn nghiên cứu cơ sở quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC trong các trường đại học. Đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến thay đổi HTTC và các điều kiện để đảm bảo quản lý sự thay đổi thành công trong nhà trường. Những vấn đề nghiên cứu trên làm cơ sở đảm bảo chất lượng khi thực hiện thay đổi HTTC trong các trường đại học.

Quản lý sự thay đổi CTĐT theo hệ thống tín chỉ là một quá trình phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có những bước đi thận trọng và tuân thủ theo một quy trình khoa học, logic. Công tác quản lý sự thay đổi cũng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, nhà quản lý muốn thực hiện thành công sự thay đổi CTĐT ở nhà trường mình thì cần chú ý đến tất cả các yếu tố đó. Từ cơ sở lý luận trên đề tài tìm hiểu

thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT từ niên chế sang tín chỉ tại Trường ĐHSP Thể

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Khái quát chung về trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường ĐHSP TDTT TPHCM, tiền thân là Trường Sư phạm Thể dục Miền Nam trực thuộc Bộ Giáo dục, được thành lập theo quyết định số 17/QÐ/GD ngày 24/3/1976 của Bộ Giáo dục và Thanh niên thuộc Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, trên cơ sở tiếp quản Trường huấn luyện TDTT quốc gia của chế độ cũ tại 639 Nguyễn Trãi, Quận 5. Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất cho khu vực miền Nam.

Ngày 25/09/1976 Bộ Giáo dục ký Quyết định số 45/QÐ đổi tên Trường Sư phạm Thể dục Miền Nam thành Trường Sư phạm Thể dục Trung ương số 2.

Ngày 08/06/1984 Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 84/HÐBT công nhận Trường Sư phạm Thể dục TW2 là Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục Trung ương 2 do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý.

Đến ngày 08/11/2005 trường được Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định số 285/2005/QĐ-TTg Thành lập Trường Đại Học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW2 do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý. Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chuyên trách thể dục có trình độ đại học.

Trong quá trình gần 40 năm phát triển và trưởng thành, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và được tặng thưởng nhiều danh hiệu: Năm 1995 nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; năm 1996 được Bộ Giáo dục và Ðào tạo tặng cờ "Ðơn vị tiên tiến xuất sắc"; năm 2000 được

Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì; năm 2003 được Bộ Giáo dục và Ðào tạo tặng bằng khen "Ðơn vị tiên tiến xuất sắc".

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng của trường

- Trường ĐHSP TDTT TPHCM là nơi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chuyên

trách thể dục có trình độ đại học để giảng dạy tại trường phổ thông các cấp và trường sư phạm ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau;

- Trường là trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục thể chất để tham mưu,

tư vấn cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nhà nước xây dựng chiến lược về sức khỏe của tuổi trẻ học đường nhằm cải thiện về thể chất của con người Việt Nam, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.

* Nhiệm vụ của trường

- Xây dựng và phát triển Trường đến năm 2020 trở thành một trường Đại

học trọng điểm của khu vực phía Nam, đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp có chất lượng cao cho các chuyên ngành trong các lĩnh vực: sư phạm giáo dục thể chất, quản lý thể thao, kinh tế thể thao và xã hội học thể thao có trình độ đại học và sau đại học;

- Đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục có trình độ đại học và các trình độ khác;

- Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành giáo dục học các chuyên ngành thể dục thể

thao; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo

viên thể dục các trường phổ thông;

- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực giáo dục thể

chất, chăm sóc sức khỏe và huấn luyện thể thao;

- Tham gia vào các Hội đồng xây dựng và nghiệm thu chương trình giảng dạy

môn thể dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông và môn giáo dục thể chất ở các trường đại học, cao đẳng không chuyên ngành giáo dục thể chất;

- Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giáo dục thể chất - huấn luyện thể thao và quản lý thể thao với các nước trong khu vực và thế giới;

- Giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt

Nam tổ chức các giải thi đấu thể thao trong học sinh, sinh viên có quy mô toàn ngành, toàn quốc và khu vực.

2.1.1.3. Quy mô đào tạo

Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục có trình độ đại học, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nhân cách xã hội chủ nghĩa, có khả năng giảng dạy môn thể dục và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường và ngoài xã hội. Ðến nay trường đã đào tạo được 36 khóa tại trường với hơn 9.000 sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra, trường cũng đã đào tạo theo địa chỉ được nhiều khóa cao đẳng chính quy, tại chức, chuyên tu cho hơn 15 tỉnh: Phú Yên, Ðắc Lắc, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Mặt khác trường còn hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với Trường Ðại học Thể dục Thể thao I, Ðại học Thể dục Thể thao II, Viện Khoa học Thể dục Thể thao, Ðại học TDTT Bắc Kinh, Hungary...

Nhà trường đã phối hợp với Trường Ðại học Thể dục Thể thao I và Trường Ðại học Thể dục Thể thao II đào tạo được 7 khóa hoàn thiện trình độ đại học tại trường cho hơn 450 giáo viên thể dục. Hiện nay đang mở các khóa tiếp theo cho hơn 300 sinh viên, trong đó số giảng viên của trường tham gia giảng dạy chiếm tỷ lệ hơn 80%, đảm đương một khối lượng lớn các môn học theo chương trình của mô hình đào tạo này. Quy mô đào tạo của trường trong những năm gần đây được tổng hợp qua Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của trường ĐHSP TDTT TPHCM 2009-2014 Năm học 2009 - 2010 2010 – 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 ĐHCQ 412 868 885 828 845 CĐCQ 754 424 532 522 524 ĐHLT 74 67 87 92 44 VLVH 442 368 306 179 200 CH 55 60 53 100 96

(Nguồn : Phòng đào tạo trường ĐHSP TDTT TPHCM, 2014)

2.1.1.4. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường

Trường ĐHSP TDTT TPHCM tọa lạc tại số 639 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích 8.857,7 m2 nằm ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mặc dù mới được nâng cấp lên thành trường đại học nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, những năm qua cơ sở vật chất của trường được đầu tư cơ bản, đồng bộ, hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay và thời gian tới.

Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao thành tích thể thao, Nhà trường đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho phép sử dụng Sân vận động Thống nhất và Câu lạc bộ TDTT Phú Thọ như là cơ sở 2 của trường.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường gồm Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng, 05 phòng, ban chức năng, 05 khoa và 14 bộ môn trực thuộc khoa. Tính đến ngày 30/5/2014, Trường có tổng số 135 CBVC, trong đó có 120 cán bộ giảng dạy, kể cả cán bộ quản lý kiêm nhiệm. Tỷ lệ CBVC có trình độ sau đại học là 64,04%, trong đó tỷ lệ CBVC có trình độ tiến sĩ là 11,4 %. Theo thống kê của phòng Tổ chức, 100% giảng viên của trường đạt trình độ chuẩn, trong đó 100% có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng. Trình độ của đội ngũ nhà giáo ngày càng được nâng cao. Hiện nay trường đang cử 07 GV tham gia học NCS và 12 GV học cao học. Đội ngũ GV đạt chuẩn là một trong những điều kiện cần thiết để nhà trường mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT theo HTTC ở trường ĐHSP

TDTT TPHCM được chúng tôi khảo sát chủ yếu bằng phiếu điều tra kết hợp với

phỏng vấn.

Mục đích điều tra: Thu thập thông tin về thực trạng quản lý sự thay đổi CTĐT

theo HTTC nhằm chứng minh cho giả thuyết.

Các thang đo của phiếu điều tra được thiết kế theo ba nhóm cơ bản sau:

* Nhóm 1: Đánh giá thực trạng thay đổi, kết quả thay đổi và thực trạng công

tác quản lý sự thay đổi CTĐT: tốt = 4 điểm, khá = 3 điểm, trung bình (TB) = 2 điểm, yếu = 1 điểm.

- Quy ước thang đo cho nhóm 1:

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện tốt; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện khá;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện trung bình;

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với công tác quản lý được đánh giá thực hiện yếu.

* Nhóm 2: Có 4 mức giá trị tương ứng với mức độ quan trọng của các mục

đích thay đổi CTĐT bao gồm: 1 điểm = không quan trọng, 2 điểm = ít quan trọng, 3 điểm = quan trọng, 4 điểm = rất quan trọng.

- Quy ước thang đo cho nhóm 2:

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với mục đích rất quan trọng;

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với mục đích quan trọng;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với mục đích ít quan trọng;

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với mục đích không quan trọng.

* Nhóm 3: Trong phần này, chúng tôi sử dụng 5 mức giá trị tương ứng với

mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý theo thang đo Liket. Cụ thể:

- Không ý kiến = 0 điểm; không cần thiết = 1 điểm; ít cần thiết = 2 điểm; cần

thiết = 3 điểm; rất cần thiết = 4 điểm.

- Không ý kiến = 0 điểm; không khả thi = 1 điểm; ít khả thi = 2 điểm; khả thi

= 3 điểm; rất khả thi = 4 điểm.

- Quy ước thang đo cho nhóm 3:

Mức 5: Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 đến 4 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất rất cần thiết/ rất khả thi;

Mức 4: Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 đến 3.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất cần thiết/ khả thi;

Mức 3: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 đến 2.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất ít cần thiết/ ít khả thi;;

Mức 2: Có điểm trung bình cộng (X) từ 1 đến 1.49 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất không cần thiết/ không khả thi.

Mức 1: Có điểm trung bình cộng (X) từ 0 đến 0.99 điểm, tương ứng với biện pháp đề xuất không thể đánh giá tính cần thiết/ tính khả thi.

Các nội dung khác chúng tôi thực hiện tính tỷ lệ % theo các nội dung câu hỏi.

2.2. Thực trạng thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng nhận thức và thái độ đối với sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Tâm lý học đã khẳng định, nhận thức là cơ sở, nền tảng cho hoạt động của con người. Do đó, việc khảo sát và đánh giá thực trạng nhận thức của CBVC nhà trường về thay đổi CTĐT từ hình thức niên chế sang HTTC là rất cần thiết.

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức sự cần thiết thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý kết quả phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá CBVC về sự cần thiết thay đổi CTĐT theo HTTC

Độ tuổi Mức độ cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Dưới 35 45,5 45,5 9,1 0

Từ 35 đến 50 35,1 45,9 18,9 0

Trên 50 30,3 39,4 30,3 0

Tổng 37,7 43,9 18,4 0

Qua Bảng 2.2 cho thấy có 37,7 % CBVC của trường cho rằng việc thay đổi CTĐT của trường trong giai đoạn này là rất cần thiết, 43,9 % CBVC cho là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn 18,4 % CBVC cho rằng việc thay đổi CTĐT của trường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thể dục thể thao thành phố hồ chí minh (Trang 53)