2.3.1. Thực trạng hoạch định sự thay đổi chương trình đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Xử lý số liệu của phiếu khảo sát về công tác hoạch định sự thay đổi CTĐT theo HTTC của nhà trường, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.9. Thực trạng công tác hoạch định sự thay đổi CTĐT
TT Nội dung
Mức độ
thực hiện Kết quả thực hiện Có (%) Không (%) TBC CBQL GV/CV TB ĐLC TB ĐLC ND1
Phân tích, đánh giá bối cảnh nhà trường về sự thay đổi CTĐT 92,1 7,9 2,49 2,65 1,00 2,45 0,62 ND2 Xác định các mục tiêu của sự thay đổi CTĐT 100 0 3,28 3,39 0,78 3,26 0,68 ND3 Xác định khoảng cách giữa CTĐT theo niên chế và theo HTTC
ND4 Lãnh đạo nhà trường sử dụng những dữ liệu định lượng và định tính tạo cảm nhận cấp bách về sự thay đổi 100 0 2,64 3,22 0,43 2,56 0,54
ND5 Đánh giá sự phức tạp của việc
thay đổi CTĐT 100 0 2,63 2,78 0,73 2,60 0,51
ND6
Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện thay sự đổi CTĐT
100 0 3,67 3,78 0,43 3,65 0,48
ND7
Lãnh đạo nhà trường tham khảo ý kiến của CBVC trong lập kế hoạch thay đổi CTĐT
100 0 2,68 3,39 0,50 2,55 0,52
ND8
Các khoa/ phòng/ ban lên kế hoạch và chương trình hành động cụ thể cho phần việc mà đơn vị mình phụ trách
100 0 2,86 3,11 0,58 2,81 0,47
Kết quả ở Bảng 2.9 cho thấy: lãnh đạo nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung thuộc công tác hoạch định sự thay đổi CTĐT theo HTTC với kết quả xác nhận có thực hiện đạt tỷ lệ từ 92,1% đến 100%. Kết quả thực hiện các nội dung này được đánh giá như sau:
- Nội dung “Phân tích, đánh giá bối cảnh nhà trường về khả năng thực hiện sự
thay đổi CTĐT” được CBQL đánh giá mức khá với điểm TB là 2,65 nhưng lại được GV đánh giá mức trung bình với điểm TB là 2,45, điểm TBC là 2,49 tương ứng với mức trung bình. Qua trao đổi với một số GV, chúng tôi được biết lãnh đạo nhà trường có thực hiện việc phân tích bối cảnh nhà trường về khả năng thực hiện sự thay đổi CTĐT. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường chỉ mới đưa ra những thuận lợi mà chưa đánh giá một cách đúng đắn những khó khăn, thách thức. Cũng có một số ý kiến cho rằng, lãnh đạo nhà trường chủ trương thay đổi CTĐT chủ yếu là do nóng vội muốn chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, còn đối với bản thân nhà trường thì các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công sự thay đổi CTĐT vẫn chưa thực sự chín muồi.
- Nội dung “Xác định mục tiêu của sự thay đổi CTĐT” được CBQL và GV đánh giá lần lượt ở các mức điểm TB là 3,39 và 3,26, điểm TBC là 3,28 tương ứng với mức khá. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lãnh đạo nhà trường có xác định các mục tiêu cần đạt tới của sự thay đổi CTĐT. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số
GV thì những mục tiêu này còn mang tính chung chung, chưa được cụ thể.
- Nội dung “Xác định khoảng cách giữa CTĐT theo niên chế so với CTĐT
theo HTTC” đều được CBQL và GV đánh giá thực hiện khá với mức điểm TB lần lượt là 3,00 và 2,79, đánh giá chung của toàn thể CBVC đạt 2,82 điểm tương ứng với mức khá.
- Nội dung “Lãnh đạo nhà trường sử dụng những dữ liệu định lượng và định
tính có ý nghĩa và có khả năng tạo cảm nhận cấp bách về sự thay đổi” được CBQL và GV đánh giá có kết quả thực hiện khá với mức điểm TB lần lượt là 3,22 và 2,52, điểm TBC là 2,64 tương ứng với mức khá. Qua nghiên cứu kế hoạch thay đổi CTĐT của nhà trường chúng tôi nhận thấy nhà trường bước đầu đã tạo được cảm nhận về sự cấp bách cần thay đổi qua một số thông tin mà nhà trường thu thập, tổng
hợp. Điều này cho thấy, nhà trường đã quan tâm đến việc tạo ra tính cấp bách cho
sự thay đổi và có biện pháp tác động vào nhận thức của đội ngũ GV.
- Nội dung “Đánh giá sự phức tạp của việc thay đổi CTĐT” được đánh giá là
có kết quả thực hiện đạt mức khá với điểm TB là 2,63, CBQL và GV cũng đều đánh giá ở mức khá với điểm TB lần lượt là 2,78 và 2,60. Để hoạch định và quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả thì việc đánh giá mức độ phức tạp và xác định những cá nhân/ bộ phận sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi là điều rất cần thiết. Qua trao đổi với một số GV, chúng tôi được biết lãnh đạo nhà trường ngay từ đầu đã phân chia sự thay đổi thành các nhóm công việc như: nhóm thực hiện chuyển đổi CTĐT, nhóm biên soạn giáo trình, nhóm thẩm định, nhóm hỗ trợ...
- Nội dung “Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, chương trình hành động
để thực hiện thay sự đổi CTĐT” được cả CBQL và GV đánh giá có kết quả thực hiện tốt với mức điểm TB lần lượt là 3,78 và 3,65, điểm TBC đạt 3,67 tương ứng với mức tốt. Qua nghiên cứu “Kế hoạch thay đổi CTĐT hiện hành phù hợp với
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của nhà trường chúng tôi nhận thấy: Bản kế hoạch của nhà trường cơ bản đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung của một bản kế hoạch nói chung. Nội dung của bản kế hoạch nêu bật được những công việc cần tiến hành, khung thời gian thực hiện và các cá nhân/ bộ phận phụ trách các công việc.
- Nội dung “Lãnh đạo nhà trường tham khảo ý kiến của CBVC trong quá trình
lập kế hoạch thay đổi CTĐT” được CBQL và GV đánh giá lần lượt là 3,39 và 2,55, điểm TBC đạt 2,68 tương ứng với mức khá. Qua phỏng vấn một số GV chúng tôi được biết, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các khoa họp để lấy ý kiến GV, sau đó các khoa sẽ tổng hợp ý kiến gửi lên Ban giám hiệu làm dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch.
- Nội dung “Các khoa/ phòng/ ban lên kế hoạch và chương trình hành động cụ
thể cho phần việc mà đơn vị mình phụ trách” có điểm TBC là 2,86 tương ứng với mức khá, CBQL và GV cũng đánh giá ở mức tương tự với số điểm TB lần lượt là 3,11 và 2,81. Điều này chứng tỏ CBQL cấp phòng/khoa đã thực hiện khá hiệu quả việc xây dựng kế hoạch cấp phòng/ khoa.
Kết quả đánh giá ở Bảng 2.9 được thể hiện trong biểu đồ sau:
Tóm lại, công tác hoạch định sự thay đổi CTĐT theo HTTC của nhà trường được đánh giá là khá hiệu quả. Các nội dung quản lý trong công tác hoạch định được nhà trường thực hiện đầy đủ. Nội dung được đánh giá cao nhất là việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cho sự thay đổi của lãnh đạo nhà trường. Đây cũng là nội dung duy nhất được đánh giá có kết quả thực hiện đạt mức tốt. Nội dung bị đánh giá thấp nhất chính là việc phân tích bối cảnh của nhà trường về khả năng thực hiện sự thay đổi CTĐT. Đây cũng chính là nội dung duy nhất bị đánh giá có kết quả thực hiện ở mức trung bình. Qua đó, ta có thể thấy hoạch định sự thay đổi của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng kế hoạch thực hiện sự thay đổi. Những kết quả này cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.