Hệ thống chỉ tiêu nghiên cƣ́u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cƣ́u

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product)

Là giá trị thị trƣờng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong một nƣớc trong một thời kỳ nhất định.

GDP = C + I + G + NX

C: tiêu dùng I: Đầu tƣ

G: Chi tiêu chính phủ

NX: Xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX = EX – IM) Ý nghĩa:

+ Đây là thƣớc đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia

+ Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cƣ thông qua GDP bình quân đầu ngƣời

+ Cơ sở cho việc lập các chiến lƣợc phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn + Đƣợc sử dụng để tính tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia

- Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ

Là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn.

- Tổng nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ là toàn bộ các nguồn tài lực biểu hiện bằng tiền do các tổ chức quản lý và sử dụng.

Trong mọi thời điểm vốn đều tồn tại dƣới ba hình thức: Vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá.

2.3.2. Các chỉ tiêu xã hội

- Tạo việc làm triệu lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo

2.3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế biển

* Các chỉ tiêu phát triển thủy sản:

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản: Giá trị sản xuất ngành thủy sản đƣợc tính bằng tổng giá trị sản xuất của tất cả hoạt động kinh tế thủy, hải sản, bao gồm

03 hoạt động chính: Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ và chến hải sản. Chỉ số này phản ánh thực trạng và tiềm năng của ngành thủy sản tại địa phƣơng. Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nƣớc ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú.

- Cơ cấu ngành thủy sản: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. Từ định nghĩa này có thể nhấn mạnh đến hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, đó là tổng thể các bộ phận hợp thành và thứ hai, chúng có mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định.

Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế của huyện. Tỷ trọng này càng cao, chứng tỏ ngành thủy sản càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phƣơng và ngƣợc lại.

- Năng suất sản lƣợng khai thác thủy sản: Đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng thủy sản trong một đơn vị thời gian đối với một tàu cá hoặc một ngƣời. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh năng lực đánh bắt thủy sản của các tàu cá tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh trình độ, trang thiết bị đánh cá cũng nhƣ chất lƣợng tàu cá.

- Số lƣợng tàu đánh bắt: Tổng số lƣợng tàu cá tham gia đánh bánh hải sản của địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển ngành thủy sản cũng nhƣ hiện trạng lao động tại địa phƣơng.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Đƣợc tính bằng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng bao gồm cả trên đất liền và trên biển. Nghề nuôi trồng hải sản đã có bƣớc phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lƣợng, ở cả 3 vùng nƣớc lợ, mặn, ngọt. Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lƣợng và giá trị của sản phẩm

nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản biển còn giúp ngƣời dân có điều kiện tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, thay đổi cơ cấu kinh tế; góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo.

- Năng suất nuôi trồng thủy sản: Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh trình độ nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ mức độ thâm canh của công tác này.

- Số lƣợng cơ sở chế biến thủy sản: Đây là chỉ tiêu phản ánh về mặt lƣợng tổng số cơ sở chế biến thủy sản tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phàn nào phản ánh sự phát triển của công tác chế biến thủy sản. Đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đƣờng và cầu nối, tạo thị trƣờng để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển.

- Năng suất chế biến thủy sản: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ, công nghệ chế biến thủy sản tại các cơ sở của địa phƣơng. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

* Chỉ tiêu phát triển du lịch:

Thời gian gần đây, nhiều địa phƣơng có lợi thế biển đã và đang chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tƣ, thƣơng mại, văn hoá, xã hội. Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển du lịch nhƣ:

- Số lƣợng khách du lịch: Là tổng số khách du lịch đã đến cƣ trú và sử dụng dịch vụ tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển của ngành du lịch.

- Cơ cấu ngành du lịch: Là tỷ trọng giá trị sản xuất ngành du lịch trong tổng giá trị sản xuất tại địa phƣơng. Đƣợc tính nhƣ sau:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế của huyện. Tỷ trọng này càng cao, chứng tỏ ngành du lịch càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phƣơng và ngƣợc lại.

- Doanh thu từ du lịch: Là tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch bao gồm: Lữ hành, lƣu trú, tham quan và các dịch vụ khác.

- Số lƣợng cơ sở lƣu trú và lữ hành: Là tổng số lƣợng các cơ sở lƣu trú và lữ hành tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển quy mô ngành du lịch tại địa phƣơng. Tại các đơn vị có ngành du lịch phát triển thì chỉ tiêu này luôn rất cao do nhu cầu của du khách về các dịch vụ du lịch rất lớn.

* Chỉ tiêu phát triển dịch vụ cảng biển:

Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhƣng lại có thể đáp ứng khối lƣợng vận tải lớn nhất.

- Số lƣợng cảng biển: Là tổng số lƣợng cảng biển đƣợc đƣa vào khai thác và sử dụng tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển của ngành dịch vụ cảng biển. Thực tế đối với các huyện đảo nhƣ Cô Tô thì số lƣợng cảng biển thƣờng lớn do vận tải, thƣơng mại hầu hết đều qua dịch vụ này.

- Doanh thu dịch vụ cảng biển: Là tổng doanh thu từ các dịch vụ cảng biển trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm). Chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất sự phát triển của ngành dịch vụ cảng biển tại địa phƣơng.

- Số lƣợng và tỷ trọng hàng hóa bốc dỡ qua cảng biển: Thông thƣờng, việc trao đổi hàng hóa đƣợc vận chuyển thông qua 04 con đƣờng: Đƣờng biển, đƣờng ống, đƣờng hàng không và đƣờng bộ. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt thƣơng mại đƣờng biển và đƣợc tính nhƣ sau:

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tầm quan trọng của ngành dịch vụ cảng biển tại địa phƣơng.

* Chỉ tiêu phát triển nghề muối:

- Diện tích sản xuất muối: Là tổng diện tích đƣợc sử dụng để phục vụ sản xuất muối tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển và tầm quan trọng của nghề muối tại địa phƣơng. Nếu diện tích muối lớn, chứng tỏ nghề muối đặc biệt quan trọng đối với địa phƣơng và cần có những chính sách để quy hoạch, ƣu tiên phát triển.

- Năng suất sản xuất muối: Là số lƣợng muối thu đƣợc trên một đơn vị diện tích.

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ, kỹ thuật của ngƣời làm muối cũng nhƣ phản ánh về mặt chất của sự phát triển nghề muối tại địa phƣơng.

- Số lao động trong nghề muối: Là tổng số lao động tham gia sản xuất muối tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của nghề muối trong việc giải quyết việc làm, giảm đói nghèo.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của Huyện đảo Cô Tô

3.1.1. Lịch sử hình thành

Cô Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km². Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu. Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, là nơi duy nhất đƣợc Bác Hồ đồng ý cho dựng tƣợng của mình khi Ngƣời ra thăm đảo vào ngày 09 tháng 5 năm 1961.

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cƣ trú ngụ của thuyền bè ngƣ dân Vùng Đông Bắc, song chƣa thành nơi định cƣ vì luôn bị những toán cƣớp biển Trung Quốc quấy phá. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cƣơng vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dƣơng - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử ngƣời cai quản. Làng đầu tiên ở đây đƣợc Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hƣớng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hƣớng Hoá canh phòng giặc biển. Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm đƣợc của Hải quân Pháp tiến ra nhằm giải phóng Cô Tô, đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi Cô Tô. Đầu năm 1954, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã đƣợc sát nhập vào huyện Cẩm Phả. Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô vào ngày 23 tháng 3 năm 1994. Từ năm 1994 đến nay Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ

3.1.2. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý a) Vị trí địa lý

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc, từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông.

Phía Đông tiếp giáp hải phận quốc tế với chiều dài đƣờng hải phận gần 200km, từ phía ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.

Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành phố Móng Cái).

Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Cô Tô

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thƣờng xuyên thay đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp đất đai. Năm 2007, diện tích tự nhiên của huyện là 4.743,37 ha chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn Cô Tô.

Hình 3.2: Quần đảo Cô Tô

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngƣ trƣờng khai thác hải sản lớn của cả nƣớc; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đƣờng hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.

Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lƣu kinh tế với nhân dân Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lƣợc, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để

làm cơ sở vạch đƣờng cơ bản khi hoạch định đƣờng biên giới trên biển của nƣớc ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.

b) Tài nguyên khí hậu

Quần đảo Cô Tô có chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dƣơng. Do chịu ảnh hƣởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển. Nhiệt độ trung bình năm 22,70

C, dao động từ 170

- 280C. Lƣợng mƣa tƣơng đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tƣơng đƣơng mức trung bình của các huyện, thị xã và huyện trong tỉnh.

c) Tài nguyên nước

Nguồn nƣớc mặt: Khả năng sinh thuỷ của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, tuy vậy khả năng giữ nƣớc lại rất kém, bởi xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn lại bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn, nên lƣợng nƣớc mặt bị thoát nhanh và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mƣa. Nguồn nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3

.

d) Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2013 toàn huyện Cô Tô có 2.090,57 ha đất lâm nghiệp bao gồm: Thị trấn Cô Tô 303,63 ha, xã Đồng Tiến 709,3 ha, xã Thanh Lân 1077,64 ha. Tài nguyên rừng của huyện Cô Tô đƣợc đánh giá theo diện tích và giá trị của thảm thực vật, rừng trên đảo đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trƣớc năm 1979. Tuy nhiên rừng ở đây còn có nhiều loại gỗ quý thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao…

e) Tài nguyên biển

Ở vùng biển Cô Tô, thực vật phù du có 127 loài thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20 m, đã phát hiện đƣợc 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai... Các loài có giá trị kinh tế cao nhƣ bào ngƣ, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, Hải Sâm. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20m, có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm nhƣ san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30

họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lƣợng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm. Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi và cá đáy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)