Dịch vụ Cảng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Dịch vụ Cảng biển

Đặc biệt Cô Tô còn đang xây dựng và chuẩn bị đƣa vào hoạt động khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc bộ với tổng vốn đầu tƣ trên 700 tỷ đồng hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Huyện.

Đến năm 2013, trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 01 cảng cá và 01 bến cá với sức chứa 110 lƣợt tàu/ngày. Cảng cá Cô Tô và bến cá Thanh Lân đã phát huy đƣợc hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo thuận lợi cho việc quản lý phƣơng tiện nghề cá, góp phần đẩy mạnh phát triển thƣơng mại thuỷ sản. Cảng cá, bến cá kết hợp chợ cá đƣợc sử dụng cho việc neo

đậu, bốc dỡ sản phẩm và vận chuyển hàng hóa phục vụ khai thác. Đây là nơi tập trung chủ yếu của tàu thuyền khai thác của huyện.

Tuy nhiên, cảng cá, bến cá chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng hiện đại để có đủ khả năng đáp ứng cho các loại tàu cá công suất lớn. Tổng sản lƣợng hàng hoá qua cảng cá, bến cá khoảng 15.000 tấn/năm.

Cảng cá Cô Tô: Nằm trên địa bàn Thị trấn Cô Tô, là cơ sở hậu cần dịch vụ rất

tốt cho các hoạt động nghề cá, đây là nơi tập trung của đội tàu khai thác hải sản của Cô Tô và các địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh khác. Cảng cá Cô Tô có công suất thiết kế 50 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 8.000 tấn/năm.

Bến cá Thanh Lân: Nằm trên địa bàn xã Thanh Lân, đây là nơi tập trung chủ

yếu của tàu thuyền nghề cá xã Thanh Lân và một số địa phƣơng lân cận. Bến cá Thanh Lân có công suất thiết kế 60 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 7.000 tấn/năm. Tại bến cá Thanh Lân, hàng ngày thƣờng có 8 - 10 tàu của Trung Quốc hoạt động thu mua hải sản trên biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)