Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển cho huyện CôTô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển cho huyện CôTô

Việc phát triển kinh tế biển đối với huyện đảo Cô Tô là một điều hết sức

quan trọng. Căn cứ vào kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của các tỉnh ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế biển cho Cô Tô nhƣ sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, có trọng tâm, phát triển

một số mặt có ƣu thế truyền thống, sớm đƣa ngành kinh tế thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Phát triển kinh tế biển, lấy ngành thuỷ sản, du lịch làm chính. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ đồng thời với nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Tận dụng và phát huy các bến bãi, cầu cảng biển. Chú trọng khai thác cảng biển, phát triển công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Thứ hai, phát triển đồng bộ và có hiệu quả việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Chủ trƣơng của huyện là phát triển kinh tế thuỷ sản đồng bộ và bền vững, gắn kết giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và cung ứng dịch vụ thuỷ sản. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến.

Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp chế biến thuỷ sản, nâng cao giá trị và sức cạnh

tranh sản phẩm thuỷ sản. Thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế khu vực này theo hƣớng đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến với thị trƣờng. Nâng cao năng suất, chất lƣợng, tạo ra những sản phẩm mang thƣơng hiệu có sức cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế. Cùng với đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng là phát triển mạnh cơ sở chế biến thuỷ sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nghề cá.

Thứ tư, đặc biệt chú trọng tổ chức những tập đoàn, những đội tàu chuyên đánh bắt

xa bờ. Tổ chức dịch vụ cung ứng nghề cá phục vụ chủ trƣơng vƣơn khơi xa.

Thứ năm, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Tổ

quốc. Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao trình độ pháp luật về biển, Luật biển quốc tế, những quy định bắt buộc đối với ngƣ dân khi ra khơi. Trang bị cho ngƣ dân nghiệp vụ thông tin cứu nạn tàu thuyền đánh cá. Tăng cƣờng tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của thềm lục địa đối với phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai. Ý thức của nhân dân trên một số lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên biển chƣa thấu đáo nên hệ quả là hiểu về pháp luật, chấp hành luật trên biển còn yếu, còn vi phạm pháp luật do không có kiến thức khi hoạt động ở vùng đánh cá

chung, ở khu phân định trên vịnh Bắc Bộ và không thông hiểu luật pháp quốc tế khi tránh bão ở biển nƣớc ngoài. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nƣớc. Mỗi ngƣ dân là tai, là mắt tinh tƣờng trên vùng biển trời của Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền lãnh hải, đi đôi với đấu tranh chống các quan điểm sai trái, kịp thời định hƣớng dƣ luận, bác bỏ luận điệu xuyên tạc chống lại các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta về vấn đề biển đảo.

Thứ sáu, nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển của nhân dân. Ngăn chặn các

hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trƣờng biển, bảo vệ đa dạng sinh học. Thời gian qua, huyện đảo Cô Tô là địa phƣơng trọng điểm tệ nạn sử dụng thuốc nổ đánh bắt thuỷ hải sản. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc nhƣng xem ra chƣa có dấu hiệu suy giảm. Trƣớc hết là nhận thức và cùng với nhận thức là các biện pháp ngăn chặn quyết liệt việc sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá để giữ cho biển không biến thành biển chết.

Thứ bảy, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, với các

loại hình đa dạng nhƣ: du lịch tắm biển gắn với thể thao dƣới nƣớc; công viên hải dƣơng; du lịch sinh thái (tham quan du lịch quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, câu cá, câu mực...); du lịch thể thao (thể thao biển, leo núi); du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là các hình thức vui chơi giải trí cao cấp nhƣ chơi gôn, cá cƣợc, đua ngựa, đua chó... và du lịch gắn với các hội nghị, hội thảo (du lịch MiCE)...

Thứ tám, phát triển các ngành nghề theo định hƣớng phục vụ du lịch. Ngành

thủy sản phát triển theo hƣớng khai thác và kết hợp với nuôi trồng các loại thủy đặc sản nhƣ trai ngọc, cá lồng... vừa phục vụ du lịch, vừa cho xuất khẩu.

Thứ chín, hệ thống kết cấu hạ tầng trên đảo đƣợc quy hoạch đầu tƣ phát triển

theo hƣớng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo, phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)