Đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 137 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện xem xét, phê duyệt quy hoạch kinh tế biển để các địa phƣơng làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh từ các nguồn lợi từ biển.

Trên cơ sở quy hoạch đƣợc phê duyệt đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện cho triển khai các dự án ƣu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển thủy sản của địa phƣơng giai đoạn tới.

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện có sự chỉ đạo các ban, ngành phối hợp chặt chẽ thực hiện chính sách, giải pháp chính đã đề ra, giúp các hộ gia đình, cá nhân, tập thể làm kinh tế biển tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Đề nghị Hội đồng nhân dân huyện xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đặc biệt lĩnh vực du lịch và thủy sản trên địa bàn huyện; Hàng năm bố trí nguồn lực để thực hiện các chính sách của Trung ƣơng, tỉnh, huyện và thực hiện các Chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế biển theo quy hoạch.

KẾT LUẬN

Cô Tô là một huyện đảo đang trong quá trình đầu tƣ và phát triển. Trong những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân không ngừng chú trọng và phát huy lợi thế từ biển để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Kinh tế biển đã có bƣớc phát triển đáng kể, cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển, khai thác tiềm năng từ biển cho quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân vùng ven biển, đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho nhân dân trên địa bàn huyện và xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh tế biển Cô Tô phát triển còn chậm và chƣa hiệu quả so với tiềm năng thực tế.

Đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng

Ninh” đã giải quyết đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đƣợc đề ra, cụ thể:

Một là, Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển làm lý thuyết nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng kinh tế biển tại huyện Cô Tô.

Hai là, Đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô,tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây;

Ba là, Đề tài cũng đã đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc của huyện, cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;

Bốn là, đề tài đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế biển của huyện Cô Tô, các giải pháp đƣợc đƣa ra đi sâu vào từng khía cạnh trong phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và thủy sản. Một số giải pháp đƣợc đề xuất nhƣ:

- Nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch: Các giải pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu định hƣớng; Giải pháp về cơ chế chỉnh sách liên quan đến phải triển du lịch (Cơ chế, chính sách về thuế, Về cơ chế, chỉnh sách đối với thị trƣờng du lịch và các loại hình kinh doanh trên đảo,Thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, Chính sách xã hội hóa du lịch, Chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững); Giải

pháp về xúc tiến quảng bá du lịch (Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, xúc tiến quảng bá du lịch, Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch); Giải pháp đầu tƣ du lịch; Giải pháp phái triển kinh doanh du lịch (Đẩy mạnh các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ vận chuyển).

- Nhóm giải pháp phát triển lĩnh vực thủy sản: Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ; Giải pháp thị trƣờng tiêu thụ; Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngƣ; Giải pháp môi trƣờng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Giải pháp vốn đầu tƣ;

- Giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển: đề xuất giải pháp phát triển Cảng cá Cô Tô, và Bến cá Thanh Lân.

Cuối cùng, đề tài cũng đề xuất các kiến nghị tới tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô để phát triển kinh tế biển Cô Tô một cách toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng - Trung tâm Thông tin công tác tƣ tƣởng (2007),

Biển và hải đảo Việt Nam

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ƣơng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa X. Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2007.

3. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết 03-NQ/TW về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế

biển trong những năm trước mắt”, ngày 06 tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị.

4. PGS.TS Nguyễn Văn Cúc (2010), Tác động của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

5. Phạm Phong Duễ (2010), Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển (qua thực tế ở tỉnh Thái Bình), Luận văn thạc sĩ.

6. Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7-2014.

7. Nguyễn Văn Hoàng (2013), Kinh tế biển phải được phát triển theo hướng bền vững, đăng trên báo Việt Nam Net.vn.

8. Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà Nẵng.

9. Nguyễn Thị Ngân Loan (2007), "Phát triển thị trƣờng nguyên liệu của ngành thủy sản Việt Nam trong quá trình hội nhập", Nghiên cứu kinh tế, (350).

10.PGS Lê Văn Lý (2010), Cuốn sách Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11.TS. Tạ Quang Ngọc (2007), “Để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển”, Tạp chí Cộng sản, (777).

12. Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008

13. Dƣơng Kim Thâm, Lƣơng Hải Tâm, Hoàng Minh Lỗ (1990), Chiến lƣợc khai thác biển của Trung Quốc, NXB Đại học Công nghiệp Vật lý Hoa Trung, Trung Quốc, năm 1990.

14.Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn,

thứ hai, ngày 16-04-2014.

15. Kim Toàn (2014), Đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển: Vô cùng cấp bách,

đăng trên Việt Nam Net.vn

16. Anh Tú, Văn Lƣợng, Phát triển kinh tế biển bền vững - kiên quyết hạn chế tác

động xấu đến môi trường, đăng trên Việt Nam Net.vn (chuyên mục kinh tế

biển), (Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng).

17. Nguyễn Sáng Vang (2010), Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)