Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển kinh tế biển

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

Vốn, công nghệ

Vốn và công nghệ là đòn bẩy của quá trình sản xuất và kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh, có vai trò rất quan trọng đến phát triển kinh tế, xã hội. Vốn cũng ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế biển. Để khai thác tiềm năng thế mạnh từ biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp, giàu lên từ biển, những năm vừa qua Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến việc đầu tƣ, huy động các nguồn vốn và công nghệ cho việc phát triển kinh tế biển.

Sự tăng trƣởng ngoạn mục cả về lƣợng và chất của dòng vốn đầu tƣ vào các khu vực, ngành sản xuất có lợi thế gần biển đã thể hiện điều gì? Câu trả lời là: Điều

đó không chỉ ghi nhận lợi thế địa lý, tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Mà trên hết, đó là thể hiện cụ thể sự tin tƣởng của các nhà đầu tƣ với những chuyển biến tích cực của Việt Nam trong xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc và chƣơng trình cụ thể nhằm phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả.

Nguồn nhân lực

Nhƣ chúng ta đã biết nguồn lực vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho sản phẩm hàng hoá. Do vậy, nguồn nhân lực có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ở nƣớc ta có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển, vùng ven biển. Vùng ven biển Việt Nam gồm 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phƣờng (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo), dân cƣ tập trung khá đông đúc với khoảng 25 triệu ngƣời, bằng gần 31% dân số cả nƣớc và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Năm 2010, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu ngƣời, trong đó lao động gần 18 triệu ngƣời, năm 2020 dân số khoảng trên 30 triệu ngƣời, trong đó lao động khoảng 19 triệu ngƣời [16]. Tuy dân số vùng ven biển chiếm khoảng 1/3 dân số cả nƣớc, nhƣng chỉ có gần 40% số này sống nhờ vào hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến biển [16]. Điều này cho chúng ta thấy tuy nguồn nhân lực ở vùng ven biển nƣớc ta số lƣợng thì đông nhƣng chất lƣợng thì còn hạn chế, trình độ học vấn rất thấp . Nhất là các tỉnh ven biển miền trung do thiên tai, bão lũ thƣờng xuyên xảy ra. Từ đó, đã ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân, điều kiện để nuôi con, em ăn học gặp rất nhiều khó khăn. Dẫn đến chất lƣợng nguồn nhân lực kém. Đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, lao động chủ yếu là từ kinh nghiệm, cha truyền con nối, ít đƣợc đào tạo. Do vậy, năng suất, hiệu quả kinh tế không cao. Phần nào ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển nói riêng.

Sự hoạt động của các thành phần kinh tế trong kinh tế biển

Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới đất nƣớc, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp

thuộc thành phần kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh từ biển, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế đối với phát triển kinh tế, xã hội.

Một trong những nét nổi bật và khác biệt so với các ngành kinh tế khác là kinh tế biển là một ngành kinh tế đa ngành, đa nghề. Do đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều tham gia vào quá trình hoạt động của kinh tế biển. Nhƣng vị trí, vai trò của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có khác nhau:

- Doanh nghiệp nhà nƣớc với vai trò chủ thể tham gia vào các lĩnh vực khai thác, sản xuất trọng yếu. Có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực trình độ chất lƣợng cao, giá trị đóng góp lớn cho nền kinh tế. Cụ thể là: Khai thác và chế biến dầu khí, đóng tàu, phát triển cầu cảng… Trong những năm gần đây, ngành dầu khí chủ yếu do các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nƣớc đã duy trì mức đóng góp từ 20 đến 25% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, góp phần quan trọng đƣa nƣớc ta vƣợt qua khủng hoảng kinh tế trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng.

- Các thành kinh tế khác tham gia khai thác tối đa và có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo nên sự đa dạng hoá ngành, nghề, giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho họ, đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, cung cấp nguồn nguyên liệu phục cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là các doanh nghiệp tƣ nhân, hộ gia đình và kinh tế hợp tác có vai trò quan trọng trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)