Phát triển kinh tế biển ở Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển

1.3.1. Phát triển kinh tế biển ở Thanh Hoá

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TU (ngày 24 -8- 1999) của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển kinh tế nghề biển, ngành thuỷ sản tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng đáng khích lệ. Năm 2005, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 275,52 tỷ đồng và bằng 168,76% so với năm 2000; tổng sản

lƣợng thuỷ sản đạt 37,544 tấn, tăng 24,576 tấn và bằng 150,18%; giá trị xuất khẩu đạt 24,3 triệu USD, bằng 167,58%; giải quyết việc làm 52,070 lao động, tăng 12,271 lao động so với năm 2000. Riêng tháng 9 năm 2006, tổng sản lƣợng khai thác đạt 44.833 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

Sau 6 năm thực hiện Nghị Quyết 08 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế nghề biển, những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra giai đoạn 2000- 2005 trên các lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến, khai thác thuỷ hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và nghề muối đã hoàn thành có hiệu quả. Giá trị sản xuất toàn ngành thuỷ sản đều tăng bình quân 11,51%. Nghề biển Thanh Hoá đã và đang từng bƣớc đƣợc CNH,HĐH theo hƣớng phát triển ổn định, bền vững, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2005, tỉnh Thanh Hóa có 4.876 phƣơng tiện khai thác hải sản; trong đó có 4748 chiếc tàu thuyền cơ giới, với tổng công suất là 163.927 CV, tăng 4.784 chiếc so với năm 2000. Các tàu cá luôn đƣợc đóng mới, cải hoán, sửa chữa, trang bị các máy móc hiện đại nhƣ máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc để không ngừng nâng cao hiệu qua và an toàn khai thác; đồng thời, từng bƣớc hạn chế phát triển tàu, thuyền nhỏ, thô sơ khai thác vùng ven bờ. Tổng số vống đầu tƣ phát triển phƣơng tiện, nghề khai thác thuỷ sản trong 6 năm qua đạt 185,293 tỷ đồng. Số tàu, thuyền này khai thác chủ yếu bằng nghề kéo lƣới, câu, vây sâu rút chì, lƣới rê và mành, với tổng khai thác hải sản năm 2005 đạt 54.401 tấn, tổng giá trị sản phẩm lên đến là 421,577 tỷ đồng. Hàng năm nghề khai thác hải sản trên biển đã giải quyết việc làm hơn 28.000 lao động, thu nhập bình quân 680.000 đồng/ lao động/ tháng. Một số địa phƣơng có thu nhập khá nhƣ: xã Hải Thanh, Hải Bình, Hải Ninh, Hải Châu (Tĩnh Gia) với mức thu nhập từ 700.000 - 1.800.000 đồng/ tháng.

Tăng diện tích các loại hình mặt nƣớc, sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng; tập trung đẩy mạnh nuôi tôm sú- là sản phẩm có năng suất và giá trị kinh tế cao; từng bƣớc chuyển hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Qua đó, tiềm năng đất đai đƣợc khai thác hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra một số nghề mới có thu nhập cao hơn cho vùng nông thôn ven biển. Tổng số vốn đầu tƣ cho nuôi trồng thuỷ sản 6 năm qua đạt 343 tỷ đồng, chiếm 42,1% vốn đầu tƣ toàn ngành. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hàng năm là 16.200 ha; sản lƣợng đạt

19,143 tấn; giá trị sản xuất đạt 222185 tỷ đồng, tăng 120,361 tỷ đồng so với năm 2000. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động. Ngoài ra, tỉnh đã và đang triển khai dự án nuôi tôm công nghiệp.

Năm 2010 là tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1082,99 tỷ đồng, tăng 60,16%; tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 12,03%/ năm; tổng sản lƣợng khai thác và đạt 102.197 tấn, tăng 38,96% ; tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,8% /năm ; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD, tăng 176,48% ; giải quyết việc làm cho 5,5 vạn lao động, tăng 5,62% so với năm 2005... Hiện nay, ngành thuỷ sản Thanh Hoá tập trung triển khai các giải pháp cụ thể sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)