Bình quân công suất tàu thuyền theo địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)

Đơn vị: Cv/chiếc

1 Cô Tô 15 28 32 31

2 Đồng Tiến 12 13 24 23

3 Thanh Lân 15 15 22 22

C.suất BQ 14,4 18,2 25,0 24,6

Nguồn: Cục thống kê huyện Cô Tô

d) Cơ sở hạ tầng khai thác thuỷ sản

Đến năm 2013, trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 01 cảng cá và 01 bến cá với sức chứa 110 lƣợt tàu/ngày. Cảng cá Cô Tô và bến cá Thanh Lân đã phát huy đƣợc hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo thuận lợi cho việc quản lý phƣơng tiện nghề cá, góp phần đẩy mạnh phát triển thƣơng mại thuỷ sản. Cảng cá, bến cá kết hợp chợ cá đƣợc sử dụng cho việc neo đậu, bốc dỡ sản phẩm và vận chuyển hàng hóa phục vụ khai thác. Đây là nơi tập trung chủ yếu của tàu thuyền khai thác của huyện.

Tuy nhiên, cảng cá, bến cá chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng hiện đại để có đủ khả năng đáp ứng cho các loại tàu cá công suất lớn. Tổng sản lƣợng hàng hoá qua cảng cá, bến cá khoảng 15.000 tấn/năm.

Cảng cá Cô Tô: Nằm trên địa bàn Thị trấn Cô Tô, là cơ sở hậu cần dịch vụ rất

tốt cho các hoạt động nghề cá, đây là nơi tập trung của đội tàu khai thác hải sản của Cô Tô và các địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh khác. Cảng cá Cô Tô có công suất thiết kế 50 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 8.000 tấn/năm.

Bến cá Thanh Lân: Nằm trên địa bàn xã Thanh Lân, đây là nơi tập trung chủ

yếu của tàu thuyền nghề cá xã Thanh Lân và một số địa phƣơng lân cận. Bến cá Thanh Lân có công suất thiết kế 60 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 7.000 tấn/năm. Tại bến cá Thanh Lân, hàng ngày thƣờng có 8 - 10 tàu của Trung Quốc hoạt động thu mua hải sản trên biển.

Nhìn chung, công tác đánh bắt, khai thác thủy hải sản tại huyện đảo Cô Tô chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng của vùng. Trong thời gian tới các cấp chính quyền cần có quy hoạch tổng thể để đẩy mạnh công tác khai thác và đánh bắt thủy hải sản tại Cô Tô.

a) Diện tích, năng suất và sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản

* Diện tích nuôi

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đƣợc xác định là hƣớng đi lâu dài, bền vững trong phát triển thủy sản của huyện. Trong giai đoạn 2010 - 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản , với tốc độ tăng bình quân 6,1%/năm.. Trong đó:

Nuôi cá biển: Có tiềm năng rất lớn nhƣng do không có các vụng, vịnh kín gió

để tránh bão nên phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, diện tích nuôi mới đạt 6 ha với đối tƣợng nuôi chủ yếu là cá Song.

Nuôi cá lồng bè: Nhằm khai thác tiềm năng nuôi biển, năm 2010 huyện xây

dựng mô hình thí điểm 6 lồng Na Uy đã thả trên 4.000 con cá giống Song, Giò, Hồng mỹ, cá phát triển tốt. Tuy nhiên, do những vụng kín gió thì mực nƣớc nông, những điểm đáp ứng đƣợc yêu cầu thì sóng, gió lớn. Lồng nuôi không chịu đƣợc bão nên không nhân rộng và phát triển đƣợc mô hình. Hiện nay, nuôi cá lồng chủ yếu ở xã Thanh Lân và thị trấn Cô Tô với 40 lồng bè truyền thống và lồng chìm, đối tƣợng nuôi chủ yếu là cá Song, cá Hồng mỹ,…

Nuôi nhuyễn thể: Những năm gần đây phát triển mạnh tại các đảo lẻ xa khu

dân cƣ thuộc hai xã Thanh Lân và Đồng Tiến, các hộ dân tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phƣơng để phát triển nghề nuôi bãi triều. Diện tích nuôi bãi triều năm 2010 chỉ có 95 ha, đến năm 2013 tăng lên 115 ha, với tốc độ tăng bình quân 6,6%/năm. Đối tƣợng nuôi là ốc Đá, ốc Màu, ốc Hƣơng, Bào Ngƣ, Hải Sâm, Cầu Gai,…

Nuôi cá nước ngọt: Phát triển nhỏ lẻ do điều kiện tự nhiên của huyện đảo với

nguồn nƣớc ngọt hạn chế và không có nhiều diện tích. Diện tích nuôi cá nƣớc ngọt ổn định khoảng 6 ha, phân bố chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)