Du lịch biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Một số vấn đề chung về KT biển

1.1.3.4. Du lịch biển

Du lịch đƣợc hiểu là sự lữ hành để nhằm mục đích giải trí hoặc tìm hiểu. Thƣờng thì du khách đi thành các nhóm hoặc cá nhân.

Du lịch “là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi ở thƣờng xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dƣỡng sức,…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (WTO,1994).

Du lịch biển là ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ cho du khách. Các tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch biển bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (các bãi biển, hệ thống các đảo và quần đảo, nguồn nƣớc, tài nguyên sinh vật,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các lễ hội, hoạt động thể thao,…), có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch: tham quan, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, nghiên cứu, giải trí, thể thao,…

- Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ du lịch biển

Các bãi biển, hệ thống các đảo và quần đảo đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng tiềm năng tự nhiên của biển vào mục đích nghỉ ngơi và du lịch biển.

Các bãi biển hấp dẫn du khách và thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tắm biển, lặn biển, thể thao biển, nghỉ dƣỡng chữa bệnh cần có các điều kiện: có bãi cát trắng, mịn, chiều dài và chiều rộng lớn, có độ dốc từ 1 – 30

nƣớc biển có độ trong suốt cao từ 3 – 5m, độ mặn từ 2,5% - 4%, đảm bảo các tiêu chuẩn lý hóa sinh không bị ô nhiễm, độ sâu của bãi tắm không quá 1,5m, độ sâu của các vùng ven bờ phát triển du lịch lặn biển thƣờng từ 20 – 30m. Những bãi biển có độ dốc lớn hơn 30 độ sâu trên 1,5m, độ mặn trên 4% hoặc nhỏ hơn 2,5%, sóng cao trên 1,5m, độ trong suốt dƣới 0,5m, nƣớc bị ô nhiễm đều không thuận lợi cho hoạt động tắm biển.

+ Ngoài ra, để phát triển du lịch biển còn cần có sự kết hợp các điều kiện địa hình với điều kiện nƣớc biển và khí hậu. Khí hậu ấm áp, nhiều nắng thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Khí hậu vùng ven biển thƣờng là môi trƣờng nghỉ dƣỡng an toàn cho du khách. Chính sự phân bố các vùng khí hậu khác nhau đã tạo ra mức độ thuận lợi khác nhau trong việc sử dụng các bãi biển vào mục đích nghỉ ngơi và du lịch. Theo các nhà khí hậu học, vùng ven biển có khí hậu rất thuận lợi cho hoạt động du lịch vì nhiệt độ ở đây cũng không quá nóng và cũng không quá lạnh nhƣ ở lục địa.

Tài nguyên sinh vật vùng ven biển đa dạng, phong phú, là tiền đề phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học nhƣ: hệ thống rừng ngập mặn, san hô,…

- Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch biển

Các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống đã gắn chặt với đời sống ngƣời dân vùng biển đang là một lợi thế khai thác du lịch biển, nhất là nghệ thuật ẩm thực vùng biển, một sắc thái rất riêng của vùng biển là một tài nguyên du lịch tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách một cách mạnh mẽ.

Tài nguyên nƣớc ở vùng ven biển cho phép khai thác nhiều loại hình du lịch tùy thuộc vào lƣu lƣợng dòng chảy, chế độ sóng có thể khai thác các loại hình du lịch nhƣ tắm biển (đây là loại hình phổ biến nhất), lặn, tham quan đáy biển hoặc các hoạt động thể thao diễn ra trên biển nhƣ thuyền buồm, lƣớt ván, du thuyền,…

Hiện nay, du lịch biển đang trở thành một chiến lƣợc phát triển của ngành du lịch, đem lại nguồn thu lớn, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân cũng nhƣ nguồn ngân sách. Theo UNWTO (Tổ chức du lịch Thế giới), có hơn 70% số du khách rất thích đi du lịch biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)