Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển

1.3.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn ở về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý, đồng thời nằm trên con đƣờng ra Biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Lý Sơn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 121 hải lý và quần đảo Trƣờng Sa khoảng 445 hải lý. Đây là ngƣ trƣờng khai thác truyền thống và quan trọng của ngƣ dân các tỉnh duyên hải miền Trung.

Dựa vào vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi biển phong phú, cộng với truyền thống đánh cá từ lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng nên khai thác thủy sản là thế mạnh của huyện Lý Sơn. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng phát triển nhanh ngành thủy sản thời gian qua đã phát huy đƣợc lợi thế của huyện đảo, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, góp phần chủ yếu vào cải thiện đời sống nhân dân trên đảo, tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong cơ cấu kinh tế của huyện Lý Sơn năm 2013, ngành nông lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng 69,47%, trong đó thủy sản chiếm 53,89%, trồng trọt và chăn nuôi chiếm 15,58%.Trong lộ trình phát triển huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi xác định, xây dựng Lý Sơn thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, trên cơ sở tận dụng nguồn lực từ ngân sách, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; gắn bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển trong phát triển kinh tế của huyện.

Đảng bộ, UBND huyện đảo Lý Sơn chủ truơng xây dựng Lý Sơn phát triển thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, trên cơ sở tận dụng nguồn lực từ ngân sách, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Đồng thời kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với đầu tƣ xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên và văn hóa của huyện đảo là mục tiêu phát triển cho huyện đảo này.

Lý Sơn là đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng về an ninh trên biển và vị trí quan trọng chiến lƣợc để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Vì thế, qua Hội thảo Quốc gia, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo Lý Sơn, với chƣơng trình, mục tiêu phát

triển cho huyện đảo. Ban Chỉ đạo đã sớm đi vào hoạt động, hiện đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã đề ra một chƣơng trình để phát triển huyện đảo Lý Sơn dựa trên cơ sở Quyết định 1995 của Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020. Theo đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đặt ra hƣớng sắp tới Lý Sơn sẽ đi vào đột phá 3 mũi trọng tâm là: Tập trung xây dựng hạ tầng một cách đồng bộ; phát triển du lịch, kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là bảo tồn biển; phát triển mũi nhọn kinh tế biển.

Để tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển du lịch, tỉnh cho quy hoạch lại toàn bộ huyện đảo Lý Sơn. Hiện nay, Công ty Surbana của Singapore, một công ty chuyên về quy hoạch đô thị cho các nƣớc trên thế giới, bƣớc đầu đã khảo sát, đánh giá, lên phƣơng án quy hoạch toàn bộ đảo Lý Sơn. Qua quy hoạch cũng sẽ xác định vùng bảo tồn biển, để phát triển du lịch biển dựa trên khám phá về biển, khám phá thiên nhiên. Khi quy hoạch này đƣợc phê duyệt chúng ta sẽ có định hƣớng phát triển cụ thể. Việc phát triển huyện đảo Lý Sơn trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên và văn hóa, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, sinh thái. Trong đó chú trọng bảo tồn những bảo tàng, đặc biệt là bảo tàng về Hoàng Sa.

Phát triển đồng bộ hướng đến du lịch bền vững

Hiện nay, có một số nhà đầu tƣ muốn vào phát triển du lịch tại đảo Bé. Tuy nhiên, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã có kết luận, muốn phát triển đảo Bé đồng bộ, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch cho đảo Bé để phát triển du lịch, đồng thời bảo tồn cảnh quan của đảo Bé. Ngoài ra, một số nhà đầu tƣ cũng dự kiến đầu tƣ resort. Thời gian tới, tỉnh sẽ mời Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn để giúp chúng ta định hƣớng phát triển du lịch.

Huyện đã tập trung bảo đảm an ninh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, quyết liệt vận động ngƣời dân xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xây dựng văn hóa ứng xử với du khách …hƣớng đến du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)