Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 72)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của Huyện đảo CôTô

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc, từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông.

Phía Đông tiếp giáp hải phận quốc tế với chiều dài đƣờng hải phận gần 200km, từ phía ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.

Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành phố Móng Cái).

Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Cô Tô

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thƣờng xuyên thay đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp đất đai. Năm 2007, diện tích tự nhiên của huyện là 4.743,37 ha chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn Cô Tô.

Hình 3.2: Quần đảo Cô Tô

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngƣ trƣờng khai thác hải sản lớn của cả nƣớc; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đƣờng hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.

Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lƣu kinh tế với nhân dân Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lƣợc, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để

làm cơ sở vạch đƣờng cơ bản khi hoạch định đƣờng biên giới trên biển của nƣớc ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.

b) Tài nguyên khí hậu

Quần đảo Cô Tô có chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dƣơng. Do chịu ảnh hƣởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển. Nhiệt độ trung bình năm 22,70

C, dao động từ 170

- 280C. Lƣợng mƣa tƣơng đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tƣơng đƣơng mức trung bình của các huyện, thị xã và huyện trong tỉnh.

c) Tài nguyên nước

Nguồn nƣớc mặt: Khả năng sinh thuỷ của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, tuy vậy khả năng giữ nƣớc lại rất kém, bởi xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn lại bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn, nên lƣợng nƣớc mặt bị thoát nhanh và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mƣa. Nguồn nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3

.

d) Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2013 toàn huyện Cô Tô có 2.090,57 ha đất lâm nghiệp bao gồm: Thị trấn Cô Tô 303,63 ha, xã Đồng Tiến 709,3 ha, xã Thanh Lân 1077,64 ha. Tài nguyên rừng của huyện Cô Tô đƣợc đánh giá theo diện tích và giá trị của thảm thực vật, rừng trên đảo đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trƣớc năm 1979. Tuy nhiên rừng ở đây còn có nhiều loại gỗ quý thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao…

e) Tài nguyên biển

Ở vùng biển Cô Tô, thực vật phù du có 127 loài thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20 m, đã phát hiện đƣợc 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai... Các loài có giá trị kinh tế cao nhƣ bào ngƣ, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, Hải Sâm. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20m, có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm nhƣ san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30

họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lƣợng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm. Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi và cá đáy.

f) Tài nguyên du lịch

Cô Tô có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: nằm giữa một vùng biển rộng lớn phía Đông

Bắc của Tổ quốc, Cô Tô đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cho một đới khí hậu trong lành, mát mẻ, không ồn ào náo nhiệt mà thay vào đó là một không gian yên tĩnh, thanh bình. Những bãi tắm ở Cô Tô vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với những rặng san hô, bờ cát dài trắng mịn trải dài hàng km, mặt nƣớc trong xanh đƣợc bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú là những vẻ đẹp đã trở thành thƣơng hiệu đặc trƣng của Cô Tô với các bãi biển tự nhiên nhƣ Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô rất thích hợp với du lịch nghỉ dƣỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nƣớc ta. Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bãi biển sạch, đẹp với rải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lƣớt ván, lƣớt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sƣờn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.

Tài nguyên du lịch nhân văn: có tƣợng đài Bác Hồ và khu di tích đền thờ Hồ

Chủ Tịch, ghi dấu ngày 9 - 5 - 1961 khi Ngƣời ra thăm đảo, động viên và cổ vũ tinh thần đồng bào và nhân dân huyện đảo; có lễ hội truyền thống hàng năm của huyện với đa dạng các loại hình văn hoá của nhân dân các vùng miền nhƣ hát xoan của ngƣời Thái Bình, hát ví dặm của ngƣời Hà Tĩnh, hò sông Mã của ngƣời Thanh Hoá, hát chầu văn của ngƣời Nam Định - Hà Nam, v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)