Văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 112)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.3. Văn hóa truyền thống

Văn hóa - truyền thống có tác động nhiều đến sự phát triển bền vững của kinh tế biển.

Huyện Cô Tô là một huyện đƣợc khai thác từ lâu đời, ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề thuy sản chính vì vậy việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt lĩnh vực thủy sản sẽ hết sức thuận lợi bởi vì bà con nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm trong nghề đánh bắt và nuôi tròng thủy sản. Tuy nhiên, việc đổi mới, nâng cao hình thức, áp dụng khao học kỹ thuật và thủy sản là điều cần thiết.

Đối với lĩnh vực du lịch, ngành dịch vụ, du lịch mới đƣợc chính quyền và bà con nhân dân quan tâm và đầu tƣ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn lợi từ lĩnh vực này rất lớn và nó giải quyết một lƣợng lớn công việc cho bà con trong lúc nông nhàn, ngƣ nhàn nên du lịch và dịch vụ tại huyện Cô Tô ngày càng phát triển.

Các mối quan hệ quốc tế về biển cũng ảnh hƣởng đáng kể đến kinh tế biển. Nhƣ ta đã biết, mọi sự thay đổi, biến đổi của biển đều tác động lên tất cả các quốc gia ven biển. Sự hợp tác, thống nhất giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề chung nhƣ là ô nhiễm, thay đổi khí hậu biển, hay sự hợp tác trong lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên môi trƣờng biển, hợp tác nghiên cứu và trao đổi khoa học công nghệ biển sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế biển của mỗi nƣớc.

Việt Nam nói chung, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh nói riêng luôn luôn tôn trọng và thực hiện đúng Công ƣớc Liên hiệp quốc tế về Luật biển, đồng thời có những chính sách, cũng nhƣ hang lang pháp lý thông thoáng, tạo kiểu kiện giao thƣơng giữa các nƣớc trong khu vực và thế giới. Chính vậy nên, những năm qua việc giao thƣơng mua bán giữa bà con nhân dân, các tổ chức và các thƣơng lái từ Trung Quốc hết sức thuận lợi. Các hải sản có giá trị, chất lƣợng đƣợc bán trực tiếp cho các thƣơng lái Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây dƣới tác động của việc vi phạm Công ƣớc quốc tế về Luật biển của Trung Quốc trên biển Đông cũng sẽ ảnh hƣởng tới việc giao thƣơng, buôn bán giữa ngƣời dân và các thƣơng lái Trung Quốc.

3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô

3.4.1. Những kết quả đạt được

Là một huyện đảo xa đất liền thuộc tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh có nền kinh tế năng động, huyện Cô Tô xác định phát triển kinh tế xã hội trong đó lấytrọng tâm là phát triển kinh tế biển làm chủ lực phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Chỉnh quyền huyện Cô Tô, việc phát triển kinh tế biển đã đạt đƣợc những kết quả nhất định và làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đếm năm 2030 của huyện. Cụ thể, những kết quả đạt đƣợc đó là:

Công tác chỉ đạo, điều hành, chích sách hoạch định

Trong công tác chỉ đạo, điều hành và quy hoạch phát triển kinh tế địa phƣơng, huyện Cô Tô đã xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển kinh tế biển nói chung và quy hoạch phát triển ngành du lịch, thủy sản nói riêng. Quy hoạch đã xác định, kinh tế Cô Tô gắng lền với phát triển ngành du lịch, dịch vụ và phát triển ngành thủy sản. Bên cạnh đó, quy hoạch cũng chỉ ra định hƣớng phát triển kinh tế

khẩu. Các chính sách đã giúp cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể đi đúng hƣớng trong việc phát triển kinh tế.

Trong việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thủy sản *Lĩnh vực thủy sản

Tổng sản lƣợng thủy sản hàng năm không ngừng tăng. Năm 2013 tổng sản lƣợng thủy sản cả năm ƣớc đạt 18.712 tấn (khai thác 18.450 tấn nuôi trồng 262 tấn) đạt 108,5% kế hoạch năm, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2012.Cụ thể:

-Khai thác thủy sản: Khai thác thủy sản của huyện phát triển mạnh mẽ , sản

lƣợng và giá trị khai thác tăng qua các năm. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản chuyển dịch theo hƣớng đa nghề, sản xuất quanh năm và vƣơn khơi khai thác các đối tƣợng có giá trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu.

-Nuôi trồng thuỷ sản: Phong trào nuôi trồng thủy sản đã có những bƣớc phát

triển mạnh mẽ cả về hình thức và quy mô. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng nên năm 2013 là 185 ha với tốc độ tăng bình quân là 6,1%/năm trong giai đoạn 2010-2013 sản lƣợng đạt 262 tấn vƣợt 5% so với kế hoạch năm 2012, giá trị sản xuất đạt hơn 9tỷ đồng chiếm trên 10% giá trị toàn ngành sản xuất của huyện.

- Chế biến thủy sản: lĩnh vực chế biến thủy sản của huyện phát triển nhanh

chong tính đến năm 2013 số cơ sở chế biến thủy sản của huyện là 61cơ sở tăng gấp 1,33 lần so với năm 2010 trong đó tăng mạnh nhất là số cơ sở chế biến sứa năm 2013 là 42 cơ sở tăng gâp 2 lần so với năm 2010 với công suất là 420.000 thùng/năm.Giá trị chế biến thủy sản năm 2013 là 99,44 tỷ đồng tăng hơn 15% so với năm 2012.

* Hoạt động du lịch và dịch vụ

- Hoạt động du lịch và dịch vụ có những bƣớc tiến triển đáng kể cùng với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo phát triển du lịch vùng biển đảo Cô Tô với sự tham gia của Tổng cục Du lịch và hơn 40 đơn vị lữ hành trong và ngoài nƣớc, ký kết Chƣơng trình phối hợp công tác về phát triển du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh; năm 2013 huyện đã đón trên 112.500 lƣợt khách du lịch tăng trên 40.000 lƣợt khách so với cùng kỳ 2012, doanh thu từ các hoạt động du lịch, đạt trên 86 tỉ đồng.

- Giao thông vận tải: Sản lƣợng hàng hóa qua bến cảng thủy nội địa năm 2013 đạt 15000 tấn tăng 12,5% so với năm 2012; ngoài ra các phƣơng tiện vận tải

khách thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân đảm bảo an toàn thuận lợi.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế biển huyện Cô Tô đã đạt đƣợc, vẫn tồn tại những hạn chế yếu kém sau:

- Mặc dù kinh tế biển đóng một vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc, song nhận thức về kinh tế biển, vai trò của biển về kinh tế cũng nhƣ an ninh, quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân chƣa thật sự đầy đủ, chính vì vậy chƣa tích cực triển khai thực hiện tốt vai trò của mình, đặc biệt là đề ra các chính sách ƣu tiên cho phát triển kinh tế biển.

- Phát triển kinh tế biển chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, hiệu quả đƣa lại còn thấp, bên lợi thế về tự nhiên chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để, chủ yếu chỉ tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và du lịch; các ngành kinh tế biển nhƣ khai thác hải sản xa bờ, cảng biển và các hoạt động dịch vụ khai thác liên quan đến biển, ven biển còn phát triển chậm và đầu tƣ chƣa đúng mức.

- Quy hoạch chƣa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên việc thu hút khách du lịch không tƣơng xứng với tiềm năng.

- Đầu ra, thị trƣờng tiêu thụ chƣa chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái, đặc biệt cá thƣơng lái Trung Quốc.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng cá, bến cá chƣa đƣợc nâng cấp thƣờng xuyên, lại phải hoạt động trong tình trạng quá tải nên bị xuống cấp. Các khu neo đậu tránh trú bão chỉ mới đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu neo đậu của số lƣợng tàu thuyền khai thác thuỷ sản.

- Một số chính sách huyện đối với phát triển kinh tế biển vẫn còn bất cập chƣa sát với tình hình của huyện đây cũng là một hạn chế cho quá trình phát triển của huyện

- Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trở nên nghiêm trọng.

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

Huyện Cô Tô là một huyện đảo nằm xa đất liền vậy nên vị trí địa lý là một nguyên nhân, trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế biển. Hệ thống sông suối có đặc điểm là nhỏ và chỉ hoạt động trong mùa mƣa. Về mùa khô nƣớc suối cạn, nguồn

nƣớc sinh hoạt của cƣ dân trên đảo chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc ngầm. Vậy nên nƣớc ngọt sử dụng cho sinh hoạt thiếu....

Những điều kiện tự nhiên đó đã tác động đến toàn diện phát triển kinh tế biển huyện đảo Cô Tô, đồng thời huyện Cô Tô lại nằm trong khu vực khắc nhiệt của thời tiết chịu nhiều rủi ro thiên tai, nguy cơ tiềm ẩn đối với các lĩnh vực khai thác kinh tế biển là rất cao.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế biển thiếu sự ổn định, bị giới hạn bởi hàng hoá của các nƣớc phát triển nên việc xuất khẩu không đều.

Chƣa có cơ chế, chính sách để tập trung huy động vào nguồn lực phục vụ cho khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế biển, vùng ven biển.

- Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân chƣa sát với thực tế kinh tế biển, vùng ven biển của tỉnh; việc tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn nhằm nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội còn chậm.

Chƣa có cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế biển còn thấp. Việc quản lý khai thác biển kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí tiềm năng biển. Nguyên nhân đó là do tƣ duy cách nghĩ, cách làm trong sinh hoạt ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tiểu nông mang tính sản xuất nhỏ lẻ, phƣơng thức sinh tồn chỉ dựa vào tự cung, tự cấp đƣợc bó hẹp trong cộng đồng làng, xã mang tính thời vụ, trình độ ngƣời lao động và công nghệ lạc hậu.

Những nguồn lực đầu tƣ cho kinh tế biển chƣa cao, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng vào kinh tế biển, dự báo các nguồn lợi của biển chƣa chính xác, diễn biến môi trƣờng sinh thái, thiên tai bão lụt thiếu chính xác.

Ngành thủy sản cũng nhƣ các địa phƣơng có số lƣợng tàu thuyền nhỏ lớn, thiếu các nguồn lực cần thiết cũng nhƣ chƣa xây dựng đƣợc các giải pháp khả thi về tạo lập sinh kế thay thế cho cộng đồng ngƣ dân khai thác ven bờ , trong khi diện tích mặt nƣớc ngọt , lợ đƣa vào nuôi trồng thủy sản rất ha ̣n chế . Vấn đề về kinh tế - xã hội có liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề chƣa đƣợc giải quyết triệt để, chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch. Nhiều giải pháp mang tính vĩ mô liên quan đƣợc phê duyệt chƣa đƣợc ngành thủy

sản và các địa phƣơng cụ thể hóa bằng các giải pháp cụ thể, đặc trƣng cho lĩnh vực và của địa phƣơng.

Tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ của ngƣời dân và các doanh nghiệp trực đối với nguồn cho phát triển kinh tế biển.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm phát triển

Phát triển KT-XH huyện Cô Tô nói chung phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và chiến lƣợc, qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ là gắn với tăng trƣởng xanh. Cụ thể, xây dựng và phát triển vùng biển đảo Cô Tô phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (Khóa X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 và đặt trong tổng thể phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng biển đảo Cô Tô với sự phát triển trong khu vực, nhất là thành phố Hạ Long, Khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà, thành

Phát triển kinh tế biển gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân. Phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển mới trƣớc hết là các ngành dịch vụ vụ then chốt nhằm kết nối với xu thế phát triển chung của đặc khu KT-HC Vân Đồn, của tỉnh Quảng Ninh và của cả vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tăng trƣởng và phát triển kinh tế biển , các ngành, lĩnh vực luôn gắn với bảo vệ cảnh quan và xử lý môi trƣờng, khai thác và sản xuất gắn với phát triển bền vững. Xây dựng thói quen tiêu dùng của ngƣời dân với xu hƣớng hạn chế chất thải khó xử lý và thay thế bằng những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trƣờng, phấn đấu trở thành đô thị xanh, sạch đẹp và văn minh.

Phát triển vùng biển đảo Cô Tô theo hƣớng mở cửa, hội nhập mạnh với khu vực và thế giới, đồng thời phải trên quan điểm tổng hợp, có tầm nhìn dài hạn và bƣớc đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Gắn phát triển kinh tế xã hội của Cô Tô với bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Lấy phát triển kinh tế làm cơ sở để tăng cƣờng củng cố quốc phòng an ninh, đồng thời lấy bảo đảm quốc phòng an ninh làm tiền đề số một để phát triển kinh tế, hai mục tiêu này luôn song hành trong quá trình phát triển.

Quy hoạch phát triển thủy sản phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản của tỉnh, theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, hội nhập toàn cầu, tiếp tục đƣa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn và phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá. Hình thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gắn kết với ngƣ trƣờng Bắc vịnh Bắc Bộ.

Sản xuất dịch vụ du lịch là ngành chủ đạo và hƣớng tới du lịch sinh thái biển với chất lƣợng dịch vụ ngày càng gia tăng, gắn với bảo vệ cảnh quan để trở thành đô thị sinh thái biển kiểu mẫu với những nét đặc trƣng riêng của Cô Tô. Ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào dịch vụ hầu cần nghề cá, ngành chế biến những sản phẩm đặc sản của vùng biển Cô Tô với những thƣơng hiệu nổi tiếng có tính truyền thống đặc thù. Phát triển nông nghiệp với sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao, khai thác bền vững và gắn với ngành dịch vụ du lịch sinh thái. Phát triển

du lịch huyện Cô Tô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch đảo Cô Tô là du lịch sinh thái chất lƣợng cao “Mới lạ và sang trọng”; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng du lịch là đẩy mạnh phát triển thị trƣờng khách du lịch trong nƣớc là cơ bản; mở rộng thị trƣờng khách du lịch Quốc tế là then chốt; chú trọng khai thác thị trƣờng khách có lƣu trú; Phát triển du lịch đảo Cô Tô phải đặt trong mối quan hệ đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên môi trƣờng bền vững và thân thiện.

4.1.2. Mục tiêu phát triển đối với lĩnh vự kinh tế biển của huyện Cô Tô

4.1.2.1. Mục tiêu phát triển lĩnh vực thủy sản

a. Mục tiêu chung

Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế và tiềm năng để phát triển khai thác,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)