Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp.

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về các đặc điểm của huyện đảo Cô Tô, về phát triển kinh tế biển qua các tƣ liệu, số liệu thống kê. Những tài liệu, số liệu này đƣợc thu thập tại các phòng ban chuyên môn của UBND huyện đảo Cô Tô (Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Tài nguyên môi trƣờng - Nông nghiệp...), Chi cục Thống kê huyện đảo Cô Tô, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã đƣợc công bố...

Đây là những số liệu quan trọng đƣợc dùng để: Thứ nhất, phân trích những thuận lợi, khó khăn của huyện đảo Cô Tô đối với phát triển kinh tế biển. Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển tại địa phƣơng, từ đó chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng để đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu. Sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Các số lƣợng sau khi đƣợc thu thập sẽ

đƣợc tác giả phân tổ và tổng hợp theo từng năm, từng ngành nghề, từng xã, từng chỉ tiêu kinh tế,….Việc phân tổ thống kê sẽ giúp cho tác giả dễ dàng phản ánh thực trạng phát triển kinh tế biển theo từng vấn đề, từng lĩnh vực và từ xã, từng nhóm hộ kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh tiềm năng cũng nhƣ phát triển kinh tế biển một cách toàn diện và chi tiết cho từng đối tƣợng, giúp cho các giải pháp đƣợc hiệu quả và thiết thực.

- Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý phát triển biển ở huyện Cô Tô một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê sẽ phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình phát triển kinh tế rừng trong nhiều năm.

- Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Cô Tô.

So sánh số tuyệt đối và so sánh tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

So sánh giữa các năm, so sánh giữa các địa phƣơng, so sánh giữa các bộ phận trong tổng thể. Thực hiện thông qua việc sử dụng tỷ số, số bình quân.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Qua phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định về phát triển kinh tế biển tại huyện Cô Tô. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

- Lấy ý kiến từ các lãnh đạo của huyện Cô Tô

- Từ các quan điểm, định hƣớng chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan tới sự phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô.

- Từ định hƣớng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngành kinh tế biển - Từ mục tiêu phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)