Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 125)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.3. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch

a) Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, xúc tiến quảng bá du lịch.

- Hiện nay, huyện Cô Tô đã thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại và du lịch làm nhiệm vụ xúc tiến quảng bá cho cả thƣơng mại và du lịch trên đảo. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến cho du lịch đang còn chƣa hiệu quả, chƣa phát triển nên chƣa góp phần thúc đẩy phát triển du lich. Đối với các doanh nghiệp chƣa mặn mà, chƣa ƣu tiên cho công tác xúc tiến quảng bá chung về du lịch. Nội dung xúc tiến, quảng bá chƣa bắt nhịp với tình hình phát triển trên đảo, chƣơng trình xúc tiến chƣa rõ nét và kinh phí đầu tƣ cho lĩnh vực này hâu nhƣ không có...Vì vậy, cân phải đầu tƣ

ngữ, am hiểu về nghiệp vụ du lịch, có trình độ chuyên môn về thị trƣờng và nhạy bén về tìm kiếm nguồn thị trƣờng du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

- Tổng kết, đánh giá hiệu quả xúc tiến du lịch trên đảo để xây dựng một lộ trình cho công tác xúc tiến, quảng bác; ƣu tiên vốn cho chƣơng trình này.

- Liên kết xúc tiến, quảng bá với các đơn vị khác và các thị trƣờng khác nhau về du lịch Cô Tô, đồng thời xã hội hóa hay khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng xúc tiến quảng bá du lịch chung và riêng cho doanh nghiệp.

b) Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch.

Mục tiêu của giải pháp là tạo ra hỉnh ảnh mới về tiềm năng du lịch, môi trƣờng kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch có chất lƣợng đối với thị trƣờng khách du lịch và các nhà đầu tƣ.

Xúc tiến, quảng bá đối với thị trƣờng khách du lịch: Du lịch Cô Tô cần phải xác định thị trƣờng khách du lịch Quốc tế là quan tâm hàng đầụ cần chú trọng cho công tác xúc tiến quảng bá; thị trƣờng trọng điểm triển khai công tác xúc tiến để thu hút khách du lịch trong tƣơng lai là các thị trƣờng du lịch trong khu vực nhƣ: Campuchia, Singapore, Thái Lan, Malaysia...; đối với trong nƣớc thì tập trung vào các trung tâm du lịch lớn trong nƣớc nhƣ TP. Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái.. .và chú trọng số khách du lịch là chuyên gia, nhân viên sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức Quốc tế.

Xúc tiến, quảng bá để thu hút nguồn vốn đầu tƣ đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chú trọng thu hút các nhà đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại các khu du lịch, các dịch vụ có chất lƣợng cao nhƣ khu du lịch cao cấp (the resort), các dịch vụ vui chơi giải trí...

Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch rất đa dạng nhƣ: thông qua các diễn đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm...trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc để giới thiệu, bán và kết nối các chƣơng trình du lịch. Khuyến khích các công ty lữ hành, doanh nghiệp lƣu trú liên kết, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại Cô Tô và tạo điều kiện cho họ về thuê trụ sở, nơi làm việc, thủ tục cấp giấy phép.

Tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con ngƣời, lịch sử văn hoá, cảnh quan và sản phẩm du lịch trên đảo với các thị trƣờng khách trong và

ngoài nƣớc. Xây dựng nội dung của trang Web du lịch đảo Cô Tô để quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch đảo Cô Tô.

4.2.1.4. Giải pháp đầu tư du lịch

Để góp phần phát triển du lịch đảo cần có giải pháp ƣu tiên đầu tƣ trong thời gian trƣớc mắt cho các lĩnh vực sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Lĩnh vực đầu tƣ.

+ Đầu tư xây dựng một số cơ sở lưu trú cao cấp. Thực tế trên địa bàn đảo Cô

Tô, số lƣợng cơ sở lƣu trú và số lƣợng phòng đạt chất lƣợng cao rất ít. Chính vì vậy việc đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thƣơng mại, khách sạn nghỉ dƣỡng cao cấp với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, khu vui chơi giải trí...) để làm điểm nhấn cho du lịch trên đảo.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng: Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống

cầu cảng, cảng phục vụ du lịch. Nâng cấp đƣờng giao thông trên đảo, đƣờng giao thông tới các khu, điểm du lịch. Nâng cấp hệ thống điện cho nhu cầu sử dụng phát triển du lịch. Nâng cấp các hồ chứa nƣớc và hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt, khai thác tài nguyên nƣớc ngầm bổ sung nguồn nƣớc sinh hoạt và phục vụ du lịch.

+ Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng đổi với dịch vụ chơi giải trí đế

thu hút khách. Hiện nay, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao trên đảo rất thiếu,

khách du lịch không có trò chơi vào ban đêm ngoài việc đi dạo gây nên nhàm chán và không thu tiền đƣợc của khách. Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí là yêu cầu cấp thiết. Để khắc phục tình trạng này, trƣớc mắt trong năm 2015 - 2020 cần lựa chọn một số dịch vụ bổ sung tại một số khu vực nhƣ Thị trấn Cô Tô và Thanh Lân để ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các khu vui chơi giải trí và thể thao tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - thị trƣờng khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng một số loại hình du lịch gắn liền với tài nguyên biển nhƣ: Du lịch mạo hiểm, đua thuyền, câu cá, du lịch thám hiểm...

+ Đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu du lịch đảo Cô Tô.

Đảo Cô Tô phải có thƣơng hiệu du lịch sinh thái chất lƣợng cao để làm điểm nhấn cho thu hút khách du lịch trên thị trƣờng khách du lịch Quốc tế. Vì vậy, xác định thƣơng hiệu du lịch đảo Cô Tô gắn liền với tài nguyên sinh thái rừng và biển đảo.

+ Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dương phát triển nguồn nhân lực du lịch

có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kỉnh doanh du lịch đạt hiệu quả: Đây

là một lĩnh vực đầu tƣ rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ du lịch trên đảo. Trƣớc mắt nghiên cứu xây dựng riêng cho đảo có một trƣờng đa nghề dịch vụ với trang thiết bị thực hành và đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn để đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các ngành cung cấp dịch vụ và cộng đồng dân cƣ tại các khiểm đu lịch.

Giải pháp đầu tƣ về đào tạo là sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà nƣớc - Doanh nghiệp và ngƣời lao động; nhà nƣớc dành nguồn vốn từ ngân sách cho công tác đào tạo ban đầu và doanh nghiệp dành vốn đào tạo nâng cao và chuyên nghiệp.

Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch

Từ nguồn vốn ngân sách Nhà mước (cả Trung ương và địa phương) theo

hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tƣ khác vào các dự án du lịch. Nguồn vốn đầu tƣ này chủ yếu dành cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông; cung cấp điện, nƣớc; xử lý môi trƣờng...); cho công tác bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch (đặc biệt là các di sản văn hóa, các giá trị đa dạng sinh học; hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Hình thành cơ chế huy động vốn thích hợp để thu hút và tạo ra các nguồn

vốn đầu tƣ phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tƣ, bao gồm:

Vốn tích lũy của các doanh nghiệp; vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi xuất ƣu đãi (dành riêng cho các dự án đầu tƣ vào các vùng đất còn hoang sơ, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển; vào các lĩnh vực kinh doanh còn mới...); nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, trong dân thông qua Luật Đầu tƣ; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trƣớc…nguồn thu từ phí bảo vệ môi trƣờng.

Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ 100% nƣớc ngoài, vốn ODA (dành cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, bảo tồn tải nguyên, bảo vệ môi trƣờng...).

4.2.2. Nhóm giai pháp phát triển lĩnh vực thủy sản

Xây dựng chính sách đồng bộ về tài chính để hỗ trợ phát triển thủy sản của huyện. Trong đó, tập trung một số chính sách cơ bản sau:

- Hỗ trợ ngƣ dân chuyển đổi nghề khai thác; Nâng cấp, cải hoán tàu nhỏ thành tàu lớn; Đóng mới tàu bằng các vật liệu mới.

- Hỗ trợ ngƣ dân đóng mới, cải hoán tàu cá trên 90 cv khai thác ở vùng biển khơi; Đội tàu dịch vụ thu mua và cung ứng nhiên liệu trên biển.

- Hỗ trợ đào tạo thuyền, máy trƣởng và thuyền viên tàu cá cho ngƣ dân. - Hỗ trợ thành lập và hoạt động của các tổ, đội đoàn kết và tổ hợp tác kinh tế trên biển, các hình thức tổ chức sản xuất mới.

- Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi đối tƣợng có giá trị kinh tế nhƣ Ốc hƣơng, Bào ngƣ, Hải sâm,...

- Hỗ trợ 100% chi phí chuyển giao, tập huấn kỹ thuật đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm chủ lực ngành nuôi trồng thủy sản, đƣợc Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

- Hỗ trợ tối đa 30% giá trị về con giống. Hỗ trợ không quá 01 lần/hộ, mô hình, tổ chức (đối với những trƣờng hợp bị thiệt hại do thiên tai, đƣợc hỗ trợ không quá 02 lần).

- Hỗ trợ 100% giá trị về con giống đối với các hộ nuôi trồng thủy sản của xã Đảo Trần mới thành lập trong giai đoạn 2015 - 2018.

- Hỗ trợ nhận chuyển giao công nghệ sản xuất nhân tạo giống một số đối tƣợngthuỷ đặc sản có giá trị kinh tế và đòi hỏi công nghệ sản xuất cao, đầu tƣ lớn nhƣ: Hải sâm, Bào ngƣ, ốc Hƣơng.

- Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

Thực hiện các chính sách về đầu tƣ, tín dụng, đất đai và thƣơng mại đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn huyện.

Có chính sách tín dụng phù hợp, trƣớc hết ngƣ dân đƣợc áp dụng theo Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi khác của Nhà nƣớc để tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào hoạt động sản xuất thủy sản, sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Có chính sách thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh thủy sản, đặc biệt ƣu tiên đến bảo vệ và phát triển nguồn

lợi thủy sản, nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các lĩnh vực thủy sản.

Trên cơ sở khuôn khổ pháp lý hiện hành, thực hiện phân cấp quản lý, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc giữa các cấp huyện - xã, giữa chính quyền và cộng đồng ngƣ dân.

4.2.2.2. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến ngƣ.

Có chính sách khuyến khích , thu hút lao đ ộng thuỷ sản từ các địa phƣơng khác trong vùng, đă ̣c biê ̣t là đô ̣i ngũ lao đô ̣ng thuỷ sản có nhiều kinh nghiê ̣m và tay nghề cao.

Có chính sách bắt buộc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật, khuyến ngƣ. Bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ vào các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản để nâng cao kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành, chuẩn bị cho lớp cán bộ quản lý kế cận.

Đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn về kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý không có chuyên ngành thuỷ sản. Công tác đào tạo này cần đƣợc thực hiện hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn về kỹ thuật, công nghệ mới.

Tổ chức các lớp đào tạo thuyền trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên tàu cá nhằm đảm bảo yêu cầu cho hoạt động khai thác, tiếp cận công nghệ mới, phƣơng pháp sử dụng tàu thuyền lớn và các loại máy móc thiết bị hiện đại. Trong quá trình đào tạo cần cho học viên thực tập trên tàu, đặc biệt là tàu khai thác xa bờ có hiệu quả. Thƣờng xuyên bổ sung kiến thức cho các thuyền trƣởng, nhất là kiến thức về máy móc và trang thiết bị hàng hải.

Tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣ dân về phƣơng pháp tổ chức trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản đối với các tổ hợp tác sản xuất, phƣơng pháp quản lý cộng đồng của các địa phƣơng khác để ngƣ dân học tập và đúc rút kinh nghiệm.

Tổ chức đào tạo nghề và hƣớng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm cho ngƣ dân làm nghề khai thác khi chuyển sang một số nghề thích hợp khác để ngƣời dân nhanh chóng nắm bắt đƣợc kiến thức, phƣơng pháp sản xuất, tổ chức quản lý để sớm ổn định sản xuất và đời sống bằng nghề mới.

Ƣu tiên đào tạo về văn hoá và đào tạo nghề cho con em ngƣ dân để xây dựng đội ngũ lao động có đủ trình độ đánh bắt hải sản xa bờ. Dần tiến tới tiêu chuẩn hoá lực lƣợng lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

4.2.2.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tƣ, nâng cấp và hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các cảng cá, bến cá, chợ cá đã có, phát triển thêm một số cảng cá, bến cá, chợ cá ở những địa phƣơng có nghề cá phát triển.

Để bảo đảm dịch vụ hậu cần nghề cá, ngoài việc đầu tƣ cảng cá, bến cá, chợ cá cần tập trung thực hiện một số công việc sau:

- Mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển nhất là khai thác hải sản xa bờ, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm hải sản khai thác trên biển.

- Hình thành và bảo đảm hệ thống cung cấp vật tƣ, ngƣ cụ, lƣới sợi, nhiên liệu, nƣớc đá… phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản.

- Tổ chức tốt công tác bảo quản, sơ chế gắn với chế biến trong các cảng cá, bến cá, áp dụng công nghệ mới tiên tiến trong bốc xếp tại các cảng cá, bến cá.

- Xây dựng mô hình “cảng cá, bến cá, chợ cá sạch” ở các cảng cá, bến cá, đảm bảo trật tự, văn minh, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng.

- Mở rộng các khu neo đậu, phòng tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá, đảm bảo an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện hoạt động trên biển.

Xây dựng hệ thống chợ cá đầu mối và với các chợ nhỏ lẻ, có quy định và tổ chức lại việc tham gia của các chủ vựa, nậu đang hoạt động và đang có vai trò lớn trong dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm khai thác, tạo sự liên kết hài hòa trong thƣơng mại nghề cá.

Hình thành và phát triển đội tàu công ích, dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm, cung cấp nhu yếu phẩm cho đội tàu đánh bắt trên biển để tiết kiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)