Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách trên các đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 141)

Đơn vị tính: chiếc Năm Xe máy Xe đạp 2010 300 15 2011 400 30 2012 400 50 2013 600 200

Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT

Phƣơng tiện giao thông trên đảo chủ yếu là phƣơng tiện xe máy. Các hộ kinh doanh đã chủ động đầu tƣ ô tô và xe taxi điện kinh doanh vận chuyển khách du lịch với số lƣợng gồm 40 ôtô các loại (từ 4 chỗ đến 24 chỗ), 05 xe taxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển khách không nhiều (hiện chỉ có 01 doanh nghiệp) với 07 xe taxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Ngoài ra phƣơng tiện xe máy cho thuê đƣợc các hộ kinh doanh tham gia đầu tƣ với số lƣợng lên tới 600 chiếc cùng với hàng trăm xe đạp trên địa bàn thị trấn.

Nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng chƣa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đội ngũ lái xe chƣa chuyên nghiệp, chƣa có trình độ ngoại ngữ; doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch là doanh nghiệp nhỏ và đầu tƣ manh mún.

* Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ văn uống trên đảo mới bƣớc đầu hình thành. Tuy nhiên, cho đến nay số lƣợng nhà hang, khách sạn trên địa bản đảo đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách.

Bảng 3.27: Hiện trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Số lượng nhà hàng Năm Nhà hàng sức chứa 50-130 chỗ ngồi Nhà hàngsức chứa 180-500 chỗ ngồi Nhà hàngsức chứa 500 - 1000 chỗ ngồi 2010 2 2011 2 2012 3 3 2013 5 3 2014 8 4 1

Cơ sở dịch vụ ăn uống trên đảo có quy mô vừa phải, không cầu kỳ hiện đại nhƣ đất liền, số lƣợng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cho phục vụ khách du lịch khoảng 24 cơ sở. Các nhà hàng, quán ăn bình dân có thể đáp ứng cho nhiều loại khách khác nhau. Hầu hết các khách sạn đều phục vụ ăn uống với các món ăn hấp dẫn du khách đƣợc chế biến chủ yếu từ thủy sản, tuy nhiên phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên chƣa đạt tiêu chuẩn do chƣa đƣợc đào tạo, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc thời vụ.

Hoạt động tiếp thị, quảng bá các món ẩm thực đặc sản địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực còn thiếu, chƣa tạo đƣợc nhiều sản phẩm mang thƣơng hiệu Cô Tô, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng đối với du khách.

* Dịch vụ vui chơi giải trí

Nhìn chung về số lƣợng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít so với tốc độ tăng của khách du lịch trên đảo, chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách du lịch. Các dự án đầu tƣ xây dựng cho loại hình du lịch này chƣa thu hút các nhà đầu tƣ nên giai đoạn tới cần có chính sách hợp lý để có nhiều dự án đầu tƣ cho dịch vụ này.

Hiện nay, dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển đảo thu hút đƣợc khách du lịch nhiều nhất nhƣ là du lịch tham quan trên biển với câu cá và câu cá mực ban đêm, bắt ốc, bắt cù kỳ tại các bãi đá Thị trấn, vụng Ba Châu (xã Thanh Lân), du lịch mạo hiểm tại các đảo san hô tại mỏm Đuôi Chuột (thị trấn), Hồng Vàn (xã Đồng Tiến)…

c) Về đầu tƣ phát triển du lịch

Tính đến năm 2013, giá trị đầu tƣ phát triển hạ tầng trên địa bàn Huyện khoảng 1.800 tỷ đồng cho các dự án: Đƣa điện lƣới ra Huyện, Dự án xây dựng khu hậu cần nghề cá, cải tạo hồ chứa nƣớc…và một số dự án phục vụ phát triển du lịch nhƣ: Dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ, dự án nâng cấp đội tàu cao tốc vận chuyển hành khách, nâng cấp hệ thống giao thông và phƣơng tiện vận chuyển hành khách trên đảo.

d) Về thị trƣờng khách du lịch và sản phẩm du lịch

* Thị trường khách du lịch và doanh thu từ du lịch

còn hạn chế (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khách du lịch nội địa từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm.

Khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô còn hạn chế về số lƣợng (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 năm sau. Tuy nhiên Thị trƣờng khách du lịch Quốc tế của đảo Cô Tô rất đa dạng từ nhiều thị trƣờng khác nhau trên thế giới nhƣng tập trung nhiều là thị trƣờng châu Á (49,3%), châu Âu (13,6%), châu Mỹ(5,9%).Trong mấy năm gần đây thì khách du lịch từ châu Âu đến tham quan đảo có xu hƣớng tăng, trong đó phần lớn đến từ Đông Âu.

Thị trƣờng khách du lịch nội địa có đa dạng thành phần với nhiều miền khác nhau nhƣ công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên. Thị trƣờng khách du lịch nội địa quan trọng đối với đảo Cô Tô là từ Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm du lịch tại vùng du lịch ĐBSH. Thời vụ du lịch khách du lịch nội địa từ tháng 4 - 9, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm.

* Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái biển là sản phẩm chủ lực thu hút cả khách du lịch Quốc tế và nội địa đến với Cô Tô, chủ yếu là tắm biển, tham quan các đảo, du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh, các đảo san hô...Sản phẩm du lịch sinh thái mới tập trung cho các đoàn là sinh viên, các nhà nghiên cứu về hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, tuy nhiên số lƣợng khách du lịch tham quan các điểm du lịch này còn khiêm tốn. Du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá hiện đang thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ với những hoạt động “Một ngày làm dân chài”, “Một ngày làm chiến sỹ”, “Hành trình vì biển đảo quê hƣơng”...cắm trại, thăm làng nghề. Tuy nhiên sản phẩm là dịch vụ vui chơi giải trí trên đảo còn rất ít, chất lƣợng chƣa cao.

e) Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

UBND huyện Cô Tô đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thƣơng mại và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng các chƣơng trình xúc tiến và quảng bá du lịch nhằm quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch trên đảo, giới thiệu các chƣơng trình sản phẩm du lịch; đồng thời đã tổ chức, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tham gia các hoạt động

hội chợ, triển lãm để thu hút khách du lịch, tổ chức tuần văn hóa, thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 với những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức liên hoan “Lân, Sƣ, Rồng”, “Cuộc thi Vidieo clip nổi tiếng về Cô Tô”, “Hƣớng dẫn viên du lịch Cô Tô”, “Triển lãm ảnh đẹp”, “Liên hoan đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp”, “Liên hoan xe đạp thể thao”, tổ chức chƣơng trình “Du lịch cộng đồng”, thực hiện cơ chế hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dƣỡng tại xã Thanh Lân…đƣa các chƣơng trình xúc tiến vào nội dung tờ quảng cáo, lịch, “Cẩm nang du lịch Cô Tô”, mở Website, phủ sóng Internet không dây toàn huyện đảo miễn phí, đăng tin bài trên báo, phóng sự truyền hình về Du lịch Cô Tô…Những công ty du lịch có chi nhánh, hay văn phòng đại diện tại Cô Tô là những công ty tích cực tham gia xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.

Phòng Văn hóa và Thể thao với tổng số nhân sự 13 ngƣời có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện quản lý nhà nƣớc về Du lịch, Văn hóa Quần chúng, Văn hóa gia đình, Công nghệ thông tin, Thƣ viện, Bảo tàng, Ban chỉ đạo toàn dân xây dựng đời sống văn hóa…và tồ chức xúc tiến các hoạt động du lịch, văn hóa trên địa bàn. Về tổ chức có 01 cán bộ chuyên về du lịch, và các cán bộ chuyên trách từng nội dung lĩnh vực quản lý.

Do trình độ, khả năng và hạn chế về kinh phí nên các chƣơng trình hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chƣa đƣợc tổ chức; các tài liệu và phân phát ấn phẩm là hoạt động chính hiện nay nhƣng do không có kinh phí nên các ẩn phẩm đang phát cho du khách là ấn phẩm đã cũ, nhiều ấn phẩm không đạt chất lƣợng, thiếu các thông tin mới...

3.2.4. Dịch vụ Cảng biển

Đặc biệt Cô Tô còn đang xây dựng và chuẩn bị đƣa vào hoạt động khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc bộ với tổng vốn đầu tƣ trên 700 tỷ đồng hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Huyện.

Đến năm 2013, trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 01 cảng cá và 01 bến cá với sức chứa 110 lƣợt tàu/ngày. Cảng cá Cô Tô và bến cá Thanh Lân đã phát huy đƣợc hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo thuận lợi cho việc quản lý phƣơng tiện nghề cá, góp phần đẩy mạnh phát triển thƣơng mại thuỷ sản. Cảng cá, bến cá kết hợp chợ cá đƣợc sử dụng cho việc neo

đậu, bốc dỡ sản phẩm và vận chuyển hàng hóa phục vụ khai thác. Đây là nơi tập trung chủ yếu của tàu thuyền khai thác của huyện.

Tuy nhiên, cảng cá, bến cá chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng hiện đại để có đủ khả năng đáp ứng cho các loại tàu cá công suất lớn. Tổng sản lƣợng hàng hoá qua cảng cá, bến cá khoảng 15.000 tấn/năm.

Cảng cá Cô Tô: Nằm trên địa bàn Thị trấn Cô Tô, là cơ sở hậu cần dịch vụ rất

tốt cho các hoạt động nghề cá, đây là nơi tập trung của đội tàu khai thác hải sản của Cô Tô và các địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh khác. Cảng cá Cô Tô có công suất thiết kế 50 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 8.000 tấn/năm.

Bến cá Thanh Lân: Nằm trên địa bàn xã Thanh Lân, đây là nơi tập trung chủ

yếu của tàu thuyền nghề cá xã Thanh Lân và một số địa phƣơng lân cận. Bến cá Thanh Lân có công suất thiết kế 60 lƣợt tàu/ngày, cỡ loại tàu có thể neo đậu là 400 cv, sản lƣợng hải sản qua cảng là 7.000 tấn/năm. Tại bến cá Thanh Lân, hàng ngày thƣờng có 8 - 10 tàu của Trung Quốc hoạt động thu mua hải sản trên biển.

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô

Kinh tế biển là tổng hợp của rất nhiều ngành kinh tế nên những yếu tố tác động đến sự phát triển của nó cũng giống nhƣ những ngành kinh tế khác, cũng bao gồm những yếu tố cơ bản nhƣ: tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, thể chế, chính sách,…. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển tại huyện Cô Tô cụ thể là:

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên biển

Huyện Cô Tô có những điệu kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên biẻn để có thể phát triển kinh tế biển.

Toàn huyê ̣n Cô Tô bao gồm khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc. Cô Tô có bãi biển đẹp, hoang sơ, khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện phát triển du lịch. Vị trí địa lý đặc biệt , xung quanh là biển và nằm gần các ngƣ trƣờng lớn, Cô Tô có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển thuỷ sản.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên, và nguồn tài nguyên sẵn có tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Cô Tô phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, đặc biệt là 2 nguồn lợi về thủy sản và du lịch.

Tuy nhiên, do là một huyện đảo xa bờ, và đang trong quá trình phát triển nên du lịch tại huyện Cô Tô chƣa thực sự phát triển. Cùng với đó, dƣới ảnh hƣởng của sự biến động của thời tiết và sự đầu tƣ chƣa đúng hƣớng nên nguồn lợi từ thủy sản chƣa thực sự xứng với tiềm năng sẵn có.

3.3.1.2. Thể chế, chính sách và quản lí của Nhà nước

Phát triển kinh tế biển cũng cần có một hệ thống luật pháp, chính sách, các qui định, nguyên tắc, các công cụ, bộ máy thực hiện…để điều chỉnh các mối quan hệ trong kinh tế biển. Không những chỉ có thể chế kinh tế mà thể chế chính trị, thể chế xã hội cũng tác động đến kinh tế biển bằng việc tạo lập hành lang pháp lí và môi trƣờng xã hội cho các hoạt động đầu tƣ vào kinh tế biển. Vai trò quản lí kinh tế biển của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở sự định hƣớng, điều tiết vĩ mô sự phát triển của kinh tế biển.

Trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì phát triển kinh tế biển nói chung và lĩnh vực thủy sản, du lịch nói riêng là hƣớng đi mũi nhọn của toàn huyện.

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Kĩ thuật – công nghệ và Vốn

Vốn và kĩ thuật công nghệ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Có thể nói công nghệ và vốn là hai yếu tố ràng buộc chủ yếu đối với kinh tế biển. Thiếu vốn và kĩ thuật, cũng không thể tiến hành sản xuất và khai thác với qui mô lớn.

Những năm gần đây, dƣới sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nƣớc thì chính quyền và nhân dân huyện đảo Cô Tô đã và đang nhận đƣợc những khoản trợ giúp rất hữu ích và trong đó vốn và kỹ thuật công nghệ là những trợ giúp hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung và kinh tế biển nói riêng.

Về vốn

Trong những năm qua, chính quyền đã chỉ đạo, phối hợp với các đoàn thể tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân đƣợc vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình, tập thể, cá nhân sản xuất trong lĩnh vực du lịch, thủy sản... đƣợc hỗ trợ

vay vốn từ ngân hang. Đặc biệt đối với các hộ nghèo năm 2014 đã giải quyết cho 8 lƣợt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 240 triệu đồng; Phê duyệt cho vay 10 dự án kinh doanh, phát triển sản xuất với tổng số vốn 800 triệu đồng.

Về hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các năm từ 2011 - 2014 thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Cô Tô, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế biển của huyện. Công tác tập huấn, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cũng đƣợc quan tâm.

Năm 2014, huyện chỉ đạo phòng Kinh tế tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn, phòng trừ sâu bệnh cho 100% hộ nghèo và các hộ gia đình có nhu cầu với kinh phí 157 triệu đồng. Đồng thời, đầu tƣ kinh phí mua 50 tấn phân đạm Urê với tổng trị giá 315 triệu đồng cấp cho hộ nghèo để phục vụ sản xuất. Thông qua kiến thức tập huấn về khoa học kỹ thuật đã giúp ngƣời nông dân áp dụng vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tăng nhanh giá trị thu nhập/ha canh tác. Các Hội, đoàn thể của huyện và cơ sở đã tổ chức tập huấn hƣớng dẫn cách làm ăn cho 100% ngƣời thuộc đối tƣợng thanh niên, hội viên Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân; hỗ trợ phân bón, cây con giống phục vụ sản xuất cho 20 lƣợt hộ nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)