Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 115 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

Huyện Cô Tô là một huyện đảo nằm xa đất liền vậy nên vị trí địa lý là một nguyên nhân, trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế biển. Hệ thống sông suối có đặc điểm là nhỏ và chỉ hoạt động trong mùa mƣa. Về mùa khô nƣớc suối cạn, nguồn

nƣớc sinh hoạt của cƣ dân trên đảo chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc ngầm. Vậy nên nƣớc ngọt sử dụng cho sinh hoạt thiếu....

Những điều kiện tự nhiên đó đã tác động đến toàn diện phát triển kinh tế biển huyện đảo Cô Tô, đồng thời huyện Cô Tô lại nằm trong khu vực khắc nhiệt của thời tiết chịu nhiều rủi ro thiên tai, nguy cơ tiềm ẩn đối với các lĩnh vực khai thác kinh tế biển là rất cao.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế biển thiếu sự ổn định, bị giới hạn bởi hàng hoá của các nƣớc phát triển nên việc xuất khẩu không đều.

Chƣa có cơ chế, chính sách để tập trung huy động vào nguồn lực phục vụ cho khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế biển, vùng ven biển.

- Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân chƣa sát với thực tế kinh tế biển, vùng ven biển của tỉnh; việc tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn nhằm nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội còn chậm.

Chƣa có cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế biển còn thấp. Việc quản lý khai thác biển kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí tiềm năng biển. Nguyên nhân đó là do tƣ duy cách nghĩ, cách làm trong sinh hoạt ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tiểu nông mang tính sản xuất nhỏ lẻ, phƣơng thức sinh tồn chỉ dựa vào tự cung, tự cấp đƣợc bó hẹp trong cộng đồng làng, xã mang tính thời vụ, trình độ ngƣời lao động và công nghệ lạc hậu.

Những nguồn lực đầu tƣ cho kinh tế biển chƣa cao, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng vào kinh tế biển, dự báo các nguồn lợi của biển chƣa chính xác, diễn biến môi trƣờng sinh thái, thiên tai bão lụt thiếu chính xác.

Ngành thủy sản cũng nhƣ các địa phƣơng có số lƣợng tàu thuyền nhỏ lớn, thiếu các nguồn lực cần thiết cũng nhƣ chƣa xây dựng đƣợc các giải pháp khả thi về tạo lập sinh kế thay thế cho cộng đồng ngƣ dân khai thác ven bờ , trong khi diện tích mặt nƣớc ngọt , lợ đƣa vào nuôi trồng thủy sản rất ha ̣n chế . Vấn đề về kinh tế - xã hội có liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề chƣa đƣợc giải quyết triệt để, chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch. Nhiều giải pháp mang tính vĩ mô liên quan đƣợc phê duyệt chƣa đƣợc ngành thủy

sản và các địa phƣơng cụ thể hóa bằng các giải pháp cụ thể, đặc trƣng cho lĩnh vực và của địa phƣơng.

Tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ của ngƣời dân và các doanh nghiệp trực đối với nguồn cho phát triển kinh tế biển.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)