Khai thác dầu khí ngoài khơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Một số vấn đề chung về KT biển

1.1.3.3. Khai thác dầu khí ngoài khơi

Trong điều kiện thuận lợi, trải qua những biến đổi địa chất, dầu mỏ đƣợc tạo thành tích tụ ở các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nức nẻ hay có độ rỗng và có khả năng chứa dầu. Tập hợp các vỉa dầu ở một khu vực nhất định của vỏ Trái đất tạo nên mỏ dầu. Dầu có thể di chuyển theo các khe nứt hay lỗ rỗng của đá giúp cho việc khai thác đƣợc dễ dàng. Ngƣời ta khai thác dầu từ các giếng với lỗ khoan hẹp khoan trong đá cho tới vỉa chứa dầu. Sau khi khoan tới vỉa chứa dầu, dầu thô đƣợc hút lên mặt đất. Khi vỉa dầu còn đủ áp lực thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất. Khi áp suất trong vỉa tuột xuống, giếng không tự phun đƣợc, ngƣời ta phải dùng bơm. Dầu từ vỉa đƣợc hút và bơm lên các bể chứa rồi đƣợc vận chuyển bằng đƣờng ống tới các trung tâm lọc, hóa dầu.

Dầu mỏ và các sản phẩm của nó đƣợc dùng làm nhiên liệu chiếm vị trí số một trong số các loại nhiên liệu do dễ sử dụng, vận chuyển và có khả năng sinh nhiệt cao (10000 – 11500 kcal/kg). Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lƣợng mới, chỉ thực sự đƣợc sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỷ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, đến 26% năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỷ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu…Dầu mỏ đƣợc coi là “vàng đen” của đất nƣớc.

Khí thiên nhiên trong một thời gian dài bị coi thƣờng. Khí đồng hành ở các mỏ dầu đã bị đốt đi một cách phí phạm. Ngày nay, khí thiên nhiên là nhiên liệu sạch, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn so với việc sử dụng than và dầu nên đƣợc tận dụng một cách triệt để.

Trung Đông là khu vực có tiềm năng cực lớn về dầu mỏ và chiếm tới 65% trữ lƣợng của Thế giới. Tiếp theo với trữ lƣợng nhỏ hơn nhiều là Châu Phi (9,3%), Liên Xô cũ và Đông Âu (7,9%), Trung và Nam Mỹ (7,2%). Nếu phân theo nhóm nƣớc thì hơn 80% trữ lƣợng dầu mỏ toàn cầu tập trung ở các nƣớc đang phát triển. Trữ lƣợng khí đốt nhiều nhất cũng thuộc về Trung Đông, Liên Xô cũ và Đông Âu, Châu Phi, Viễn Đông - ASEAN.

Nhờ những tiến bộ về khoa học công nghệ mà con ngƣời ngày càng phát hiện thêm nhiều mỏ dầu - khí mới, làm cho trữ lƣợng của chúng tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của các chuyên gia, trữ lƣợng ƣớc tính của dầu mỏ từ 400 đến 500 tỉ tấn, còn trữ lƣợng chắc chắn khoảng 140 tỉ tấn và khoảng 190 nghìn tỉ m3 khí đốt.

Công việc thăm dò, khai thác và lọc hóa dầu đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, vốn đầu tƣ lớn, khả năng quản lý giỏi về kinh tế. Vì thế, việc điều hành, quản lý công tác thăm dò khai thác và chế biến dầu hiện nay là độc quyền của một số công ty và tập đoàn dầu khí lớn nhƣ Exxon, Shell, Mobil, BP,…Các nƣớc đang phát triển giàu nguồn tài nguyên này đều phải hợp tác, liên doanh và chia sẻ quyền lợi với các công ty dầu mỏ hàng đầu Thế giới.

Dầu khí là tài nguyên mũi nhọn, có ƣu thế nổi trội nhất của biển. Hiện nay, tại các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, đang có các hoạt động khai thác với quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu năng lƣợng của cả Thế giới. Và khí thiên nhiên cũng là một nguồn tài nguyên to lớn, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng của các ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)