Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển

1.3.2. Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà Mau

Nhận thức Cà Mau có lợi thế và tiềm năng gắn liền với biển, những năm qua, tỉnh đã xác định phát triển các ngành nghề có liên quan: thuỷ sản, đóng tàu, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch…

Trong đó xác định thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn, từ đó, tập trung chỉ đạo phát triển khai thác, đánh bắt thuỷ sản theo hƣớng xa bờ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác phù hợp để tăng hiệu quả đánh bắt.

Tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế thuỷ sản, phù hợp với đặc thù của địa phƣơng gắn với an sinh xã hội. Đầu tƣ vốn, giảm miễn thuế, hỗ trợ ngƣ dân khai thác biển theo Quyết định 289 của Thủ tƣớng Chính phủ, chỉ đạo bộ đội biên phòng, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tạo thuận lợi cho các phƣơng tiện hoạt động ra vào cửa biển và làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Phần lớn ngƣ dân đƣợc trang bị máy thông tin liên lạc, máy định vị, một số tàu có trang bị máy tầm ngƣ.

Với truyền thống gắn bó lâu đời với biển, có tay nghề và nhiều kinh nghiệm trong khai thác, lực lƣợng lao động tăng từ 18.000 lên 35.000 ngƣời. Năm 2013, tổng sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt khoảng 105.125 tấn. Kim ngạch xuất khẩu là 665.2 triệu USD, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh khoảng 401.1 ha.

Thêm vào đó, ngành công nghiệp đóng tàu ở Cà Mau trong thời gian gần đây phát triển khá mạnh với đội ngũ công nhân có tay nghề khá vững vàng, hiện nay tỉnh có một xƣởng đóng tàu với công suất đóng mới, sửa chữa khoảng

120 tàu/năm. Vừa qua Vinashin đã khởi công nhà máy đóng tàu với công suất đóng tàu 30.000 tấn.

Du lịch biển đảo và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch biển đảo và du lịch sinh thái nhƣ Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi… thu hút số lƣợng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bƣớc đƣợc cải thiện, các tuyến đƣờng giao thông, các công trình điện lƣới quốc gia, trƣờng học, trạm y tế, cấp nƣớc, bƣu chính, viễn thông đặc biệt là hệ thống thông tin vùng ven biển. Ngoài ra tỉnh đã và đang triển khai xây dựng các công trình hạ tầng nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu, thuyền. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảo Hòn Chuối (nơi có cƣ dân sinh sống).

Tuy có nhiều lợi thế nhƣng quy mô kinh tế của vùng ven biển và vùng biển của tỉnh Cà Mau còn nhỏ bé. Mức độ đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với vị thế và tiềm năng nên đã hạn chế không nhỏ cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển và vùng biển của tỉnh mới chỉ là các hoạt động khai thác tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giao thông đƣờng bộ, các ngành dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá còn phân tán, chƣơng trình đánh bắt xa bờ còn hạn chế nhiều mặt.

Nhƣng với quyết tâm vực dậy nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết một số vần đề cho phát triển kinh tế biển theo hƣớng đa dạng các ngành nghề; củng cố, phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ gắn với bảo vệ vững chắc tình hình an ninh trên biển.

Từ nay đến năm 2020, Cà Mau sẽ xây dựng vùng kinh tế biển, đảo trở thành vùng kinh tế động lực, giàu lên từ biển, từng bƣớc nâng cao tỷ trọng cho kinh tế biển (dự tính đến năm 2020, GDP đạt từ 65-70% toàn tỉnh), mục tiêu trọng tâm là hệ thống giao thông kết nối hệ thống đƣờng ven biển, tạo thành các hành lang kinh tế, kết nối kinh tế nội địa với dải hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan; xây dựng, nâng cấp cảng biển, đê biển, hạ tầng nghề cá, hệ thống cung cấp nƣớc sinh hoạt, các công trình phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung phát triển các đô thị ven biển, đặc biệt hai đô thị động lực là Năm Căn và Sông Đốc, đƣa Năm Căn thành khu kinh tế tổng hợp, nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Đông vùng biển Tây Nam Bộ, cùng cụm công nghiệp Khí-Điện- Đạm

Cà Mau tạo thành động lực tăng trƣởng, phát triển cho tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế. Cần có một phƣơng thức quản lý biển tổng hợp đảm bảo đƣợc an ninh, sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biển ven biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khai thác biển có hiệu quả và bền vững.

Tập trung phát triển nhanh kinh tế vùng biển và ven biển cao hơn mức tăng trƣởng kinh tế chung toàn tỉnh. Chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho cƣ dân vùng biển, ven biển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Tranh thủ vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phối hợp với Trung ƣơng hoàn thành nhanh tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đến Đất Mũi và các tuyến ven biển. Tập trung xây dựng các tuyến đƣờng ô tô đến trung tâm các khu dân cƣ ven biển nhất là các cửa biển. Xây dựng các cụm, tuyến dân cƣ tập trung để có điều kiện đầu tƣ đồng bộ về điện, đƣờng, trƣờng, trạm và hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vùng biển và ven biển.

Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tƣ, nhất là dự án đầu tƣ phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng nghề cá để sớm đƣa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản. Chú trọng hơn nữa đến quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông đƣờng thuỷ nội địa. Ngoài việc xác định, phân cấp luồng - tuyến, tỉnh đặc biệt quan tâm quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh ở trên bờ phục vụ sự tăng trƣởng liên hoàn trong vận chuyển và cho các khu vực bến bãi đậu xe, tập kết hàng hoá.

Sự phát triển sẽ bền vững, an toàn thông qua việc triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho ngƣời đi biển và làm du lịch; giữ gìn môi trƣờng sinh thái biển, tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH,HĐH, chƣơng trình kinh tế biển. Đồng thời, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đầy đủ cho các khu hậu cần - phòng tránh bão lũ cho tàu thuyền mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch theo hƣớng chỉ đạo của Chính phủ.

Nhà nƣớc và ngƣời dân buộc phải thay đổi cách tƣ duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tƣ duy này không có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối

mặt với biển, chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có nhƣ vậy, mục tiêu “Việt Nam phải là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ mới có khả năng thành hiện thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)